Algeria ra mắt phim tài liệu 'Việt Nam, viên ngọc quý của châu Á'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phim "Việt Nam, viên ngọc quý của châu Á" đã tái hiện một cách sống động về chiến thắng Điện Biên Phủ với những cảnh quay ấn tượng và xúc động về sự hy sinh anh dũng của quân và dân Việt Nam.

 Khách tham quan tại buổi khai mạc Triển lãm ảnh
Khách tham quan tại buổi khai mạc Triển lãm ảnh "Khám phá Việt Nam" vào chiều ngày 27/8 tại thủ đô Algiers. (Ảnh: Tấn Đạt/TTXVN)




Trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều 27/8 tại Trung tâm chiếu phim IBN Zeydoun ở thủ đô Algiers, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã phối hợp với Bộ Văn hóa Algeria tổ chức buổi chiếu ra mắt bộ phim tài liệu "Việt Nam, viên ngọc quý của châu Á" do hãng Lotus Films (Algeria) thực hiện với sự hợp tác và hỗ trợ của Việt Nam.

Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Algiers, đến tham dự sự kiện có sự hiện diện của nhiều đại diện chính quyền địa phương, tổ chức hữu nghị Algeria-Việt Nam, các tổ chức ngoại giao đoàn cùng đông đảo công chúng và các phóng viên báo đài truyền hình tại Algeria.

Với bàn tay của đạo diễn tài năng người Algeria Samir Lezzoum, phim "Việt Nam, viên ngọc quý của châu Á" đã tái hiện một cách sống động về chiến thắng Điện Biên Phủ với những cảnh quay ấn tượng và xúc động về sự hy sinh anh dũng của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bộ phim còn giới thiệu những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Được quay tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam gồm Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Quảng Ninh, Ninh Bình và một số địa phương khác ở miền Trung và miền Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của đất nước, phim là thành quả của sự hợp tác giữa hãng phim Lotus Films với nhiều đối tác phía Việt Nam, đặc biệt là Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria.

Phát biểu tại lễ chiếu ra mắt, Đại sứ Việt Nam tại Algeria Phạm Quốc Trụ đã đánh giá cao quyết tâm và nỗ lực của các nhà làm phim Algeria, kiên trì thực hiện dự án được ấp ủ từ nhiều năm, vượt qua mọi khó khăn, đặc biệt là về tài chính, để thực hiện bộ phim này.

Đại sứ cũng cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của các cơ quan hữu quan của phía Algeria cũng như Việt Nam trong quá trình thực hiện và hoàn tất bộ phim. Đại sứ cho rằng đây là một thể hiện sinh động của quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước Algeria-Việt Nam.

Theo đạo diễn Lezzoum, trong quá trình thực hiện bộ phim này, đoàn làm phim luôn phải làm việc với cường độ cao, di chuyển liên tục qua nhiều địa phương trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam.

Tuy nhiên, đoàn đã nhận được sự hỗ trợ chân tình, hết mình từ phía Bộ Thông tin và Truyền thông, chính quyền các địa phương của Việt Nam cũng như Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria để hoàn thành bộ phim trong thời gian rất ngắn nhất.

Chiều cùng ngày, Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria cũng đã tổ chức triển lãm giới thiệu bộ ảnh "Khám phá Việt Nam" với hơn 50 bức ảnh với nhiều chủ đề phong phú để giới thiệu đến bạn bè quốc tế và công chúng Algeria về những vẻ đẹp phong cảnh đất nước và con người, các truyền thống văn hóa, ẩm thực, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các di sản thế giới của Việt Nam... Triển lãm ảnh đã thu hút đông đảo khách đến tham quan.

Tấn Đạt (TTXVN/Vietnam+)
 

Có thể bạn quan tâm

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null