7 đột phá mới giúp chúng ta sống lâu hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công nghệ và khoa học có thể hòa trộn với nhau để tác động đến cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là 7 đột phá mới về công nghệ và y tế có thể giúp chúng ta sống lâu hơn, hạnh phúc hơn, và năng suất hơn.
 

 

Điều trị gen

CDC ước tính có ít nhất 23.000 người Mỹ tử vong mỗi năm do các bệnh nhiễm siêu vi khuẩn mắc phải trong bệnh viện. Những siêu vi khuẩn này đã trở nên kháng với nhiều loại kháng sinh, nhưng giờ đây các nhà khoa học nghĩ rằng họ có thể điều trị các chủng vi khuẩn kháng thuốc bằng cách mã hóa lại ADN của vi khuẩn, một bước đột phá có thể giúp các bác sĩ nhanh chóng xác định được viêm phổi do MRSA, C-diff và Streptococcus pneumonia.

Dao Gamma

Xạ phẫu đích (Stereotactic radiosurgery) là một bước đột phá lớn trong điều trị các khối u não và tủy sống, vốn rất khó (và đôi khi không thể) tiếp cận được khi phẫu thuật truyền thống. Thay vì rạch qua da và xương, các bác sĩ điều trị khối u não và tủy sống bằng GammaKnife, Perfexion, CyberKnife hoặc bất kỳ công cụ xạ phẫu 3 chiều nào khác chiếu xạ tới đích mà không gây tổn hại mô xung quanh. Phục hồi sẽ nhanh hơn, và xạ phẫu thường được thực hiện như một điều trị ngoại trú.

Vắc-xin ung thư


 

 



Các loại vắc-xin, một cách phòng bệnh cũ và hiệu quả, đã được cập nhật trong thời gian gần đây. Hiện nay, có một số vắc-xin ung thư rất phổ biến và hiệu quả đã được chứng minh, và các chuyên gia y tế khuyên tất cả các bé gái nên tiêm vắc-xin ngừa HPV (human papillomavirus) lây truyền qua đường tình dục và có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Ít thành công hơn là vắc-xin điều trị ung thư. Y học vẫn đang chờ đợi một bước đột phá, nhưng bằng chứng cho thấy rất hứa hẹn.

Thuốc tốt hơn

Một nửa số người bị tiểu đường sẽ chết vì bệnh tim mạch. Khi họ già đi, nguy cơ càng tăng lên. Nhưng hai thuốc mới đây có thể đẩy lùi nguy cơ này. Empagliflozin phối hợp với thận để làm chậm hoặc thay đổi tiến triển của bệnh tim. Liraglutide phối hợp với các cơ quan khác để làm chậm sự suy thoái của hệ thống tim mạch. Mặc dù đái tháo đường týp 2 vẫn còn tăng, những đột phá mới này về thuốc có thể kéo dài cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường và giúp họ sống lâu hơn.

Robot tí hon

Những robot lớn và nhỏ đã thay đổi cách thức đưa thuốc vào cơ thể và điều trị y học, theo cách làm cho khoa học viễn tưởng ngày càng gần hiện thực hơn. Ngoài các robot thực hiện phẫu thuật, được điều khiển từ xa bởi các bác sĩ được đào tạo, những cỗ máy mang trí tuệ nhân tạo, tự động và có độ chính xác cao cho phép phẫu thuật với đường mổ nhỏ hơn, giảm tỷ lệ nhiễm trùng, thời gian hồi phục và tổn thương các mô xung quanh.

Vẫn còn những robot khác-những robot tí hon-được thả vào trong cơ thể, từ đó chúng có thể phân phối thuốc đến những vị trí rất cụ thể và trúng đích.

Quét thông tin thực phẩm


 

 



Khi mọi người xa lánh các thực phẩm chế biến sẵn và hướng đến những lựa chọn lành mạnh hơn, chúng ta thường nghe rằng "thực phẩm là thuốc". Trên thực tế, dinh dưỡng tốt không chỉ ngăn ngừa một số bệnh, nó còn khiến bạn cảm thấy tốt và khỏe mạnh hơn.

Nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận biết được cấu hình dinh dưỡng của các loại trái cây và rau quả khác nhau, hoặc liệu một thực phẩm nào đó có chứa gluten hoặc lactose gây hại cho ruột hay không. Đó là lý do tại sao các máy quét thực phẩm đã trở thành một bước đột phá thực sự để sống tốt hơn và điều trị các bệnh của riêng bạn. Hiện nay, các công ty như Scio, Tellspec và Target đã có những ứng dụng quét và cung cấp thông tin dinh dưỡng về các loại thực phẩm khác nhau. Khi công nghệ này phát triển, chúng ta sẽ sớm có thể quét món thịt bò hoặc bánh ngọt và xem nó có chứa những thành phần gì, với lượng bao nhiêu và có an toàn để ăn không.

Thiết bị theo dõi thể lực đeo tay

Công nghệ trong phòng tập thể dục cũng là một bước đột phá y tế lớn. Các thiết bị đo đếm và đồng hồ thông minh theo dõi hoạt động hàng ngày của chúng ta, cho chúng tôi phản hồi thời gian thực về việc chúng ta có vận động quá ít hay không, cần đi bộ thêm bao nhiêu bước hoặc cầu thang để đạt được mục tiêu, chúng ta đã đốt cháy bao nhiêu calo và nhịp tim của chúng ta như thế nào trong khi làm điều này. Những thiết bị đeo này đã thay đổi suy nghĩ của chúng ta về thể dục, và cho chúng ta sự khuyến khích và nhận thức để rời khỏi chiếc đi-văng và có thân hình săn chắc.

Cẩm Tú (Dantri)
Theo MH

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.