56 tập thể, cá nhân đạt giải cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ban tổ chức cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” vừa công bố danh sách 4 tập thể và 52 cá nhân đạt giải. Theo đó, các tập thể gồm: Trường THPT Pleiku, Trường THCS Phạm Hồng Thái, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP. Pleiku) đạt giải trường có nhiều thí sinh tham gia nhất; Trường THPT chuyên Hùng Vương đạt giải trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất.

 Cán bộ và nhân viên Thư viện tỉnh tập trung cao độ trong khâu tiếp nhận, phân loại bài thi Đại sứ Văn hóa đọc. Ảnh: Phương Vi
Cán bộ, nhân viên Thư viện tỉnh tiếp nhận, phân loại bài thi "Đại sứ Văn hóa đọc" năm 2019. Ảnh: Phương Vi

Từ 29.938 bài tham gia dự thi trong toàn tỉnh, Ban tổ chức đã lựa chọn 52 bài xuất sắc nhất để trao giải. Trong đó có 7 giải nhất, 8 giải nhì, 9 giải ba, 28 giải khuyến khích tương ứng với 7 nội dung gồm: bài viết chia sẻ cảm tưởng hay nhất, câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất, câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay và có hình minh họa bằng tranh đẹp nhất, bài thơ khuyến đọc hay nhất, câu chuyện viết tiếp hay nhất, câu chuyện viết tiếp song ngữ hay nhất, ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất.

Được biết, Ban tổ chức sẽ lựa chọn 20 bài viết xuất sắc nhất ở các nội dung để tham gia vòng chung kết toàn quốc cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2021 do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức.

 

PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.