50 năm "Quốc bảo" sâm Ngọc Linh - Bài 2: Hướng đến tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
50 năm sau khi phát hiện cây sâm đầu tiên, đến nay Kon Tum đã thành công trong việc bảo tồn, không lo mất nguồn gen quý. Tỉnh quy hoạch vùng trồng rộng để những người trồng sâm liên kết từng bước đưa cây sâm Ngọc Linh vươn xa.

Cây xóa nghèo, làm giàu

Hiện tại ở 9 xã trong huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei có chỉ dẫn địa lý, chính quyền và người dân xác định trồng sâm Ngọc Linh là cách thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững của dân.

Đồng hành cùng bảo tồn sâm Ngọc Linh hơn 20 năm qua, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum hiện đang sở hữu hơn 1.000ha sâm Ngọc Linh. Ông Trần Văn Hảo- Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Có thể khẳng định, sâm Ngọc Linh đã qua giai đoạn bảo tồn giống. Hiện nay, ngoài việc liên kết với chính quyền, các nhà khoa học, chúng tôi cũng phối hợp, liên kết với dân để phát triển sâm Ngọc Linh thông qua việc tặng cây giống, hướng dẫn người dân trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm và người dân trồng trên chính diện tích rừng Công ty được giao quản lý.

Đây là giải pháp thiết thực, hiệu quả giúp người dân. Nhờ vậy, đến nay, người dân ở các xã có chỉ dẫn vị trí địa lý sâm đã sở hữu cho mình những vườn sâm riêng- ông Trần Văn Hảo cho hay.

Theo anh A Blum (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông), ngoài cây sâm do Công ty tặng, người dân còn hỗ trợ nhau hạt giống để gieo. Cùng đó, người dân còn nguồn hạt giống từ chính các cây sâm mình trồng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng cây sâm giống cho hộ nghèo xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: CN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng cây sâm giống cho hộ nghèo xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông. Ảnh: CN

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô, đơn vị được tỉnh Kon Tum giao trách nhiệm bảo tồn nguồn gen quý trong 20 năm, cũng có bước đi riêng. Cụ thể, cách đây 5 năm, Công ty đã rà soát diện tích rừng có thể trồng được sâm Ngọc Linh và tiến hành giao khoán toàn bộ cho người dân, cộng đồng bảo vệ.

Hiện nay, có hơn 15.000ha rừng đã được Công ty giao cho cộng đồng, người dân trực tiếp quản lý. Việc giao khoán giúp người dân hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Cùng đó, người dân được phép trồng dược liệu, đặc biệt là cây sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Hầu hết diện tích rừng được người dân khai thác tốt, bắt đầu trồng sâm Ngọc Linh.

“Từ năm 2024 trở đi, Công ty bắt đầu cung ứng cây giống cho người dân để trồng cây sâm Ngọc Linh. Sau năm 2030, phấn đấu toàn bộ diện tích rừng Công ty giao cho người dân quản lý sẽ được người dân trồng sâm Ngọc Linh- ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô chia sẻ.

Liên kết để vươn xa

Liên kết cùng phát triển là mục tiêu mà Chính phủ, tỉnh Kon Tum mong muốn để sâm Ngọc Linh, một sản phẩm quốc gia vươn xa quốc tế.

Kỳ vọng sâm Ngọc Linh giúp người dân tự lực, tự cường, vươn lên, trong chuyến thăm và làm việc tại xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, ngày 19/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ: Phải liên kết 6 nhà. Trong đó, tỉnh Kon Tum phải tiếp tục làm thương hiệu sâm Ngọc Linh bài bản, không những thương hiệu quốc gia, mà là quốc tế. Nhà nước phải quy hoạch lại vùng trồng. Người dân nên liên kết, thành lập hợp tác xã, liên kết chung đất, chung rừng để làm lớn, không manh mún, nhỏ lẻ. Ngân hàng Chính sách xã hội phải cùng vào cuộc, lo vốn cho bà con. Với doanh nghiệp phải làm tốt hơn, liên doanh với dân, lo vật liệu, vật tư đầu vào, giống và đầu ra sản phẩm. Sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh phải đa dạng, chất lượng và thương hiệu cao hơn. Ngoài ra, các nhà khoa học cùng đồng hành trong việc làm chỉ dẫn địa lý, nâng cao năng suất lao động, cải tạo giống tốt, chất lượng hơn. Từ đó người dân tự lực, tự cường, liên kết cùng vươn lên.

Tiếp thu những chỉ đạo của Thủ tướng, ông Võ Trung Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, huyện sẽ đẩy mạnh công tác bảo vệ thương hiệu Sâm Ngọc Linh để tránh bị lợi dụng trục lợi, làm giảm uy tín. Phối hợp với các doanh nghiệp, chỉ đạo UBND các xã từng bước xây dựng hồ sơ pháp lý của vùng trồng; hộ dân, doanh nghiệp phải có hồ sơ khai sinh của cây sâm Ngọc Linh.

Đồng thời, người dân phải là chủ rừng, huyện kêu gọi doanh nghiệp vào hỗ trợ, liên kết cùng dân. Phải mở rộng vùng trồng, không manh mún, nhỏ lẻ. Phải để cây sâm Ngọc Linh từ “Quốc bảo” thành quốc kế dân sinh, giúp dân thoát nghèo, làm giàu bền vững.

Chứng kiến sự phát triển mạnh của sâm Ngọc Linh sau 50 năm, dược sĩ Đào Kim Long cho biết: Các nhà khoa học đã có hơn 50 công trình nghiên cứu chứng minh sâm Ngọc Linh là loại sâm tốt nhất thế giới. Hiện nay, sâm Ngọc Linh đang trên đà phát triển, ngoài sức tưởng tượng. Tôi cho rằng thương hiệu Sâm Ngọc Linh sau sẽ nổi tiếng trên thế giới.

Sau 50 năm được phát hiện, tỉnh Kon Tum đang từng bước cụ thể hóa ước mơ đưa sâm Ngọc Linh từ “cây thuốc giấu” của đồng bào DTTS tại chỗ trở thành sản phẩm quốc gia, từng bước vươn xa ra thị trường quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.