50 năm “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh - Bài 1: Quyết tâm bảo vệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cách đây 50 năm, dược sĩ Đào Kim Long đã tìm ra sâm Ngọc Linh tại núi Ngọc Linh thuộc địa phận xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông ngày nay. Từ cây “thuốc giấu” của người dân địa phương, 50 năm sau, sâm Ngọc Linh đã là “Quốc bảo” của Việt Nam.

Sau khi sâm Ngọc Linh được tìm thấy cách đây 50 năm, tình trạng khai thác sâm rừng tự nhiên đã diễn ra thời gian dài, sâm Ngọc Linh có nguy cơ bị cạn kiệt. Nhận thấy vấn đề, chính quyền, người dân và doanh nghiệp trong tỉnh Kon Tum đã sớm vào cuộc để lưu giữ nguồn gen quý trên.

Dựng “rào” bảo vệ sâm

Với diện tích gần 1.800ha sâm Ngọc Linh được trồng ở 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei, đến nay Kon Tum là tỉnh có diện tích sâm Ngọc Linh lớn nhất nước. Mỗi năm, Kon Tum có khả năng cung ứng hơn 1 triệu cây giống cho người dân.

Hiện nay, lượng sâm Ngọc Linh khai thác, bán ra thị trường chủ yếu sâm trồng hoàn toàn tự nhiên trên núi. Do vậy, công tác bảo vệ, bảo tồn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều năm qua, người trồng sâm chủ yếu chú trọng công tác thu hạt để nhân giống. Tuy nhiên, loại hạt này là món ăn ưa thích của chim, chuột, sóc. Đối phó với nhóm thú nhỏ này, người trồng sâm phải tự bảo vệ cho cây bằng các sáng kiến từ thực tiễn.

Chuột, sóc phá hoại hạt sâm Ngọc Linh. Ảnh: CN

Chuột, sóc phá hoại hạt sâm Ngọc Linh. Ảnh: CN

Cụ thể, khi cây ra hạt, người dân đã phải dùng bao lưới bọc quanh chùm hạt. Quanh khu vực trồng sâm, người trồng sâm còn dựng rào bằng nhiều vật liệu khác nhau, đặt bẫy nhằm chống chuột chui vào. Tại vị trí trồng sâm, bình quân mỗi chỗ khoảng 10 cây, dưới gốc được rào quanh bằng hệ thống lưới cứng, chống chuột đào vào ăn hạt, củ.

Ông Nguyễn Thành Chung- Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô, đơn vị có 20 năm thực hiện công tác bảo tồn sâm Ngọc Linh- cho biết: Sâm trồng hoàn toàn tự nhiên ở núi Ngọc Linh. Trên núi chim, chuột phá cây sâm Ngọc Linh còn rất nhiều. Đặc biệt là chuột rất thích cắn bông, ăn hạt. Đây cũng vấn nạn khó khăn nhất trong việc bảo vệ và phát triển nguồn giống cây sâm Ngọc Linh.

Anh A Blung ở xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông cho biết: Chim ở trên cao, chuột ở dưới đất, rất khó bảo vệ nên chúng tôi phải rào lại. Chúng tôi bọc những hạt sâm Ngọc Linh lại để tránh chim, chuột có thể ăn hạt, giữ hạt sâm để ươm và gieo cho vụ sau.

Ngoài ra, hiện các vườn sâm, người trồng còn phủ lớp lưới ở trên nhằm chống cây rừng gãy, đổ, mưa đá rơi xuống cây. Đây là tác nhân gây hại lớn nhất cho vụ thu hoạch hạt sâm. Nếu lơ là, chỉ một trận mưa đá lớn, bao nỗ lực của người trồng sâm sẽ thất bại.

Bảo vệ thương hiệu

Có thể nói, Kon Tum đã bảo tồn thành công nguồn gen quý, nhưng khi sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm quốc gia, có giá trị kinh tế lớn, thì công tác bảo vệ thương hiệu trở thành vấn đề cấp bách nhằm ngăn chặn hành vi trục lợi thương hiệu sâm Ngọc Linh.

Cụ thể, hàng loạt các dấu hiệu trục lợi từ các công ty “mập mờ” với thương hiệu sâm Ngọc Linh để lừa đảo, kêu gọi vốn, lừa người tiêu dùng xảy ra ở khắp các địa phương đã được báo chí phản ánh.

Hoa sâm Ngọc Linh. Ảnh: CN

Hoa sâm Ngọc Linh. Ảnh: CN

Cùng đó, tình trạng mua bán sâm Ngọc Linh và các sản phẩm chế biến từ sâm Ngọc Linh trên mạng tràn lan, khiến người tiêu dùng khó nhận biết. Hiện các loại sâm khác giả Ngọc Linh đã trà trộn lên các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, nơi được xem “thánh địa” của sâm Ngọc Linh.

Băn khoăn về vấn đề trên, ông Trần Văn Hảo- Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum cho biết: Để thế giới biết về sâm Ngọc Linh thì quan trọng nhất là phải giữ được thương hiệu sâm Ngọc Linh. Phải ngăn chặn sâm Trung Quốc tuồn vào. Trước tiên phải đảm bảo phát triển được vùng nguyên liệu sạch, đúng chất lượng, giữ được vùng chỉ dẫn địa lý, vùng gốc của sâm Ngọc Linh.

Thời gian qua, việc kiểm định sâm Ngọc Linh chủ yếu bằng kinh nghiệm. Về lý, việc kiểm định bằng kinh nghiệm là không khoa học, không đảm bảo tính pháp lý. Trước thực trạng trên, tỉnh Kon Tum đã đầu tư 13 tỷ đồng đầu tư hệ thống thiết bị nhằm giải quyết vấn đề trên.

Ông Chu Đình Liệu- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh cho biết: Đây là hệ thống thiết bị máy móc kiểm định DNA và kiểm định, phân tích saponin. Đối với hệ thống thiết bị DNA, phân tích gen để xác định về nguồn gốc các sản phẩm sâm có đúng là sâm Ngọc Linh hay không. Với các thành phần hợp chất saponin, thiết bị phân tích hàm lượng các hoạt chất, xem có bao nhiêu và có những thành phần hoạt chất nào. Hai hệ thống thiết bị này được tỉnh đầu tư với mục tiêu bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, để bảo vệ thương hiệu, Kon Tum cần quyết liệt, xử lý nghiêm để răn đe, nhằm ngăn chặn các hành vi trục lợi ở các công ty, doanh nghiệp gian dối, “mập mờ” với thương hiệu sâm Ngọc Linh.

(còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.