4 họa sĩ Mỹ gốc Việt cùng 'Chào Việt Nam'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cùng có sở thích vẽ, 4 họa sĩ Mỹ gốc Việt (trong đó có một người từng làm hoạt hình cho Walt Disney) đã kết thân bằng cuộc triển lãm chung 'Chào Việt Nam'.

Chiều 13.2 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, 4 họa sĩ Mỹ gốc Việt, gồm: Anh Bach (Bạch Hoàng Anh), Mina Ho Ferrante (Hồ Mộng Nhã Uyển), Tim Nguyen (Nguyễn K Quy), Ly Trần (Trần Phương Ly), sẽ khai mạc triển lãm chung lần đầu tiên tại Việt Nam, với tên gọi Chào Việt Nam (kéo dài đến hết 21.2).

Tranh họa sĩ Ly Trần theo phong cách hiện thực ý niệm. Ảnh: NVCC
Tranh họa sĩ Ly Trần theo phong cách hiện thực ý niệm. Ảnh: NVCC

Theo các họa sĩ, dù chưa gặp mặt nhưng đã coi nhau như người thân. "Chúng tôi không chỉ về Việt Nam để chào đất nước, mà còn để chào nhau - lần đầu tiên sau một năm chỉ 'chat' qua mạng", họa sĩ Mina Ho Ferrante cho biết.

Cụ thể, họa sĩ Tim Nguyen sống tại thành phố Makakilo. Mina Ho Ferrante sống tại Burbank, tiểu bang California. Ly Trần sống tại Rockville, tiểu bang Maryland. Anh Bach sống tại Spring, tiểu bang Texas.

Mong ước kết nối toàn cầu

Họa sĩ Ly Trần cho biết: "Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên chúng tôi hẹn họp trực tuyến để bàn với nhau về triển lãm, tôi nhắc đi nhắc lại: anh Tim ơi, 9 giờ tối giờ bờ đông của em là 3 giờ Hawaii của anh đó nha, là 6 giờ chiều ở Cali nha chị Mina, nhớ nha các anh chị. Và cứ như vậy 4 anh chị em cùng hẹn nhau trở về quê hương để Chào Việt Nam".

Với họa sĩ Tim Nguyen, đây là lần đầu tiên anh trở về quê hương để triển lãm, sau hơn 20 năm sống tại Hawaii. "Qua mạng xã hội mà nhóm 4 người chúng tôi tìm tới nhau, cùng ngành nghề, sở thích, hợp cạ, nên triển lãm Chào Việt Nam cũng là cơ hội để chúng tôi gặp nhau trao đổi kinh nghiệm. Với tôi, vẽ là cái nghiệp, giống như một nghề. Tranh của tôi đơn giản là diễn tả lại cuộc sống thường ngày của người dân Hawaii nơi tôi sống. Có bạn nói tôi vẽ theo trường phái ấn tượng… Chắc là vậy", anh bộc bạch.

Tranh của Tim Nguyen thể hiện cuộc sống thường nhật của người dân Hawaii
Tranh của Tim Nguyen thể hiện cuộc sống thường nhật của người dân Hawaii

Nếu tranh của Ly Trần thì theo phong cách hiện thực ý niệm thì tranh của Tim Nguyen thể hiện cuộc sống thường nhật của người dân Hawaii. Anh muốn diễn tả một cách trung thực, nhẹ nhàng, tự nhiên, nhưng cũng thật ấn tượng. Tim Nguyen cảm thấy thật may mắn đã được sống và làm điều mình thích trên mảnh đất "biển xanh, cát trắng" của Hawaii.

Anh Bach góp mặt cùng 3 bằng hữu tứ xứ bằng loạt tranh vẽ về phụ nữ. Trong đời thường, phụ nữ thường vất vả, lo toan nhiều bề. Vì vậy, ở trong tranh, Anh Bach muốn họ hiện diện trong khoảnh khắc đẹp đẽ, yên bình, viên mãn. Đó có thể là khoảnh khắc ngồi đọc sách, trang điểm, phơi nắng, hoặc lang thang chụp hình…

Với Mina Ho Ferrante, do từng làm việc cho hãng hoạt hình Walt Disney nên ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình sáng tác sau này. "Mỗi cảm xúc khi cầm cọ thường dẫn đến những bức tranh mang sắc thái khác nhau: lúc gần như trừu tượng, lúc lại phảng phất nét ấn tượng, có khi mang cả dáng dấp cổ điển. Nhưng dù có thế nào, tất cả những phong cách ấy đều là một phần của tôi", họa sĩ Mina Ho Ferrante bày tỏ.

Các tác phẩm của Anh Bach mang cảm hứng về dáng nét thanh bình của người phụ nữ hạnh phúc
Các tác phẩm của Anh Bach mang cảm hứng về dáng nét thanh bình của người phụ nữ hạnh phúc
Tranh của họa sĩ Mina Ho Ferrante. Ảnh: NVCC
Tranh của họa sĩ Mina Ho Ferrante. Ảnh: NVCC

Và với triển lãm Chào Việt Nam, 4 họa sĩ Mỹ gốc Việt mong muốn sẽ kết nối được nhiều hơn những họa sĩ gốc Việt ở khắp nơi trên thế giới. "Chúng tôi được đón chào để có động lực thực hiện thành triển lãm thường niên cho nhiều năm tiếp theo", họa sĩ Ly Trần thay mặt nhóm chia sẻ với báo giới.

Sau triển lãm tại TP.HCM, 4 họa sĩ Mỹ gốc Việt: Anh Bach (Bạch Hoàng Anh), Mina Ho Ferrante (Hồ Mộng Nhã Uyển), Tim Nguyen (Nguyễn K Quy) và Ly Trần (Trần Phương Ly) sẽ mang Chào Việt Nam ra Hà Nội (diễn ra từ ngày 1.3 - 9.3) tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Theo Lê Công Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.

Về một giấc mơ

Thơ Đào An Duyên: Về một giấc mơ

(GLO)- Bài thơ Về một giấc mơ của Đào An Duyên là hành trình khám phá chiều sâu của thời gian và ký ức qua âm thanh. Mỗi tiếng gõ cất lên như xuyên qua lớp rêu phong thời gian, mở ra cả một chân trời những giá trị xưa cũ, khiến con người lắng lại giữa dòng chảy hiện đại mà suy tư về nguồn cội.