350 triệu mời tiến sĩ y khoa, thảm chưa đỏ nhưng vẫn còn hơn không

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trước làn sóng bác sĩ ồ ạt chạy từ các bệnh viện công sang khu vực tư nhân, nhiều địa phương tìm cách ngăn chặn, Đồng Nai đã có chính sách thu hút tiến sĩ y khoa.
 

 Tiến sĩ bác sĩ về Đồng Nai làm việc sẽ được hỗ trợ 350 triệu đồng. Ảnh: Hà Anh Chiến
Tiến sĩ bác sĩ về Đồng Nai làm việc sẽ được hỗ trợ 350 triệu đồng. Ảnh: Hà Anh Chiến


Ngày 14.10, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định số 2789/QĐ-UBND về việc thông qua chính sách xây dựng Nghị quyết về hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực y tế tỉnh giai đoạn 2023-2025.

Theo đó, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II về công tác tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Trung tâm giám định y khoa, Bệnh viện Da liễu sẽ được nhận số tiền 250 triệu đồng. Với trình độ là thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I về công tác ở các bệnh viện, trung tâm nêu trên thì sẽ nhận số tiền 200 triệu đồng.

Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II khi về công tác tại Bệnh viện Phổi, Trung tâm pháp y, Trung tâm y tế các huyện/thành phố, Cơ sở điều trị nghiện ma tuý tỉnh sẽ được nhận số tiền 350 triệu đồng.

Như vậy, trường hợp cao nhất được nhận 350 triệu đồng và chỉ một lần.

Thực ra, với 350 triệu đồng, nhận một lần để về làm việc cho bệnh viện ở tỉnh Đồng Nai, thì không phải là số tiền hấp dẫn. Có lẽ mặt bằng chung hiện nay, phía khu vực công vẫn chưa có lợi thế về "săn đầu người" bằng khu vực tư.

Cho nên, để tạo thêm sự yên tâm cho bác sĩ về với địa phương, Đồng Nai còn có hỗ trợ từ 3 - 4 triệu đồng/tháng cho bác sĩ công tác ở các bệnh viện công trong tỉnh.

Đồng Nai đã trải thảm, tuy chưa đỏ, nhưng dù sao cũng là một sự cố gắng đáng ghi nhận, có chủ trương và triển khai nhanh. Với những điều kiện mới này, chắc chắn nhân viên y tế sẽ có điều kiện sống, sinh hoạt "nới" hơn, dễ thở hơn một chút, đó cũng là cách giữ chân người có chuyên môn và năng lực tốt.

Tuy nhiên, những quyết sách hỗ trợ mới của địa phương vẫn chưa đủ để giải quyết khủng hoảng nhân lực y tế hiện nay. Số tiền 350 triệu đồng không thể "bảo lãnh trọn gói" một cá nhân, chưa nói tới gia đình. Tiền lương, cho dù tăng thêm 3 - 4 triệu đồng/tháng cũng chưa tương xứng với một tiến sĩ y khoa. Một khi tài năng không được trả đúng giá trị thì tài năng đó phải tìm đúng nơi, đúng chỗ để cống hiến và sinh tồn.

Có điều, túi tiền ngân sách giới hạn, muốn tăng thu nhập cao cho nhân viên y tế giỏi bắt buộc phải cắt giảm biên chế ở những khu vực đang dư thừa, cho người "sáng vác ô đi tối vác về" ra khỏi hệ thống.

Lấy số tiền từ tinh giản biên chế để chăm sóc quân tinh nhuệ, đó là thượng sách.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/350-trieu-moi-tien-si-y-khoa-tham-chua-do-nhung-van-con-hon-khong-1105508.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Nâng chuẩn an toàn giao thông

Mới đây, Việt Nam đã tổ chức lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024. Theo số liệu thống kê được thông tin tại buổi lễ, từ tháng 1 - 10, cả nước xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.061 người, bị thương 14.685.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.