326 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị phát hiện trong ngày mùng 5 Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mùng 5 Tết, toàn quốc xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9 người, bị thương 17 người, xử lý 326 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 1.358 phương tiện vi phạm được phát hiện qua camera giám sát.

Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)


Theo thông tin từ Cục Cảnh sát Giao thông, ngày 5/2 (mùng 5 Tết Nguyên đán Nhâm Dần), toàn quốc xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9 người, bị thương 17 người (so với ngày cùng kỳ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 giảm 1 vụ, giảm 1 người chết, giảm 6 người bị thương).

Toàn bộ số vụ tai nạn này xảy ra trên đường bộ.

Thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp cuối năm, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các lễ hội đầu Xuân năm 2022, trên đường bộ, Cảnh sát Giao thông Công an các địa phương đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 3.284 trường hợp vi phạm; phạt tiền gần 3 tỷ đồng; tạm giữ 11 xe ôtô, 508 xe môtô; tước 399 giấy phép lái xe các loại, trong đó xử lý 326 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 1.358 phương tiện vi phạm được phát hiện qua hệ thống camera giám sát.

Các Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc, Cục Cảnh sát Giao thông trực 100% quân số, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến được đảm bảo, mật độ phương tiện tham gia giao thông vắng, không xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông. 15 trường hợp (10 xe con, 5 xe tải) đã bị lập biên bản, phạt tiền gần 50 triệu đồng, 7 trường hợp bị tước giấy phép lái xe.

203 trường hợp vi phạm được phát hiện qua Hệ thống giám sát xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc, 8 phương tiện bị dừng và lập biên bản (xử phạt nóng).  

Phòng Cảnh sát Giao thông Công an các địa phương tổ chức tuần tra kiểm soát trên các tuyến, địa bàn đường thủy nội địa; đã kiểm tra, phát hiện xử lý 56 trường hợp vi phạm, phạt tiền 51 triệu đồng.

Các đơn vị thuộc Cục Cảnh sát Giao thông bố trí lực lượng, tổ chức thực hiện Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các lễ hội đầu Xuân năm 2022; bố trí các tổ công tác kiểm tra, kiểm soát trên 4 đoàn tàu khách, nắm tình hình hành khách lên xuống tại 13 ga trọng điểm. Qua theo dõi, chưa phát hiện vi phạm.

Theo Vân Hoàng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

E-magazineQuy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: TẦM NHÌN MỚI, CƠ HỘI MỚI, GIÁ TRỊ MỚI

VỚI TẦM NHÌN DÀI HẠN NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CÁC LỢI THẾ CỦA TỈNH, QUY HOẠCH LÀ CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ BÌNH PHƯỚC SẮP XẾP, BỐ TRÍ HIỆU QUẢ CÁC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN, HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ, KẾT CẤU HẠ TẦNG, PHÂN BỔ ĐẤT ĐAI…

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.