3 lưu ý trước khi xây nhà trên đất nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước khi có ý định xây nhà trên đất nông nghiệp, người sử dụng đất cần lưu ý một số điều trong pháp luật hiện hành.

Thứ nhất, Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 quy định, người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng mục đích sử dụng đất, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, là về chế tài xử phạt sai phạm nếu xây nhà trên đất nông nghiệp.

Theo điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu người sử dụng đất tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép, đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Tùy vào loại đất, diện tích vi phạm và đối tượng thực hiện hành vi vi phạm (là tổ chức hoặc cá nhân), mức phạt sẽ dao động từ 3 triệu đồng đến 1 tỉ đồng.

Đất nông nghiệp được sử dụng cho nhiều mục đích, từ trồng trọt đến chăn nuôi và trồng rừng, loại đất này không chỉ phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn là nền tảng không thể thay thế cho ngành nông - lâm nghiệp. Ảnh minh họa: Phan Anh

Đất nông nghiệp được sử dụng cho nhiều mục đích, từ trồng trọt đến chăn nuôi và trồng rừng, loại đất này không chỉ phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn là nền tảng không thể thay thế cho ngành nông - lâm nghiệp. Ảnh minh họa: Phan Anh

Thứ ba, nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp, điều bắt buộc là phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Trường hợp người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp và muốn xây dựng nhà để ở trên diện tích đất này thì trước tiên cần phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở (đất thổ cư).

Theo đó, người sử dụng đất phải nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đến cơ quan tài nguyên và môi trường để được giải quyết theo thẩm quyền.

Cụ thể, hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư bao gồm đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

Bên cạnh đó, khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Sau khi đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, người sử dụng đất có thể tiến hành xây dựng nhà ở trên diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng.

Một điều khác cần lưu ý, là trường hợp xây dựng nhà ở trên diện tích đất thuộc khu vực đô thị hoặc thuộc khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thì người sử dụng đất phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

Gia Lai: Không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với 4 loại giấy tờ về sở hữu đất và nhà ở

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa thống nhất không ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm 2024 đối với 4 loại giấy tờ do UBND TP. Pleiku và Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố đề xuất.

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

Quy định mới về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc

(GLO)- Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan, phổ biến Thông tư số 58/2024/TT-BGTVT ngày 15-11-2024 của Bộ GT-VT quy định về đầu tư điểm dừng xe, đỗ xe và vị trí, quy mô trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.