Một số lưu ý khi chuyển nhượng đất nông nghiệp khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất. Đất nông nghiệp khác muốn được chuyển nhượng thì phải đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật.

Đất nông nghiệp khác là gì?

Đất nông nghiệp khác là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác để trồng trọt; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; ươm tạo cây giống, con giống…(theo Điểm h Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013).

Đất nông nghiệp khác có được chuyển nhượng?

Theo khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất. Vì vậy, đất nông nghiệp khác cũng được chuyển nhượng nếu đáp ứng đầy đủ điều kiệnchuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp khác

Theo Điều 188 Luật Đất đai 2013, điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp như sau:

- Đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng) cho thửa đất nông nghiệp chuyển nhượng.

- Thửa đất nông nghiệp chuyển nhượng không thuộc trường hợp bị kê biên để đảm bảo thi hành án/kê biên áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Đất nông nghiệp khác cũng được chuyển nhượng nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Ảnh: Phan Anh

Đất nông nghiệp khác cũng được chuyển nhượng nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Ảnh: Phan Anh

- Đất không bị tranh chấp.

- Thửa đất nông nghiệp phải còn thời hạn sử dụng.

- Đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho các hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số thì chỉ được chuyển nhượng sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất.

Thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp khác

Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị hồ sơ xin chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai; hoặc uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Bước 3: Cá nhân, hộ gia đình thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Sau khi hồ sơ hợp lệ, và cá nhân hộ gia đình nộp xong các khoản thuế, lệ phí... cơ quan chức năng sẽ trả kết quả trong 15 ngày làm việc.

Bước 4: Nhận kết quả

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Thực hư giá đất 'sốt nóng' theo thông tin các tỉnh sáp nhập

Thực hư giá đất 'sốt nóng' theo thông tin các tỉnh sáp nhập

Thị trường bất động sản tại nhiều địa phương bỗng "nóng" trở lại khi giá đất tăng, nhiều nơi xuất hiện nhiều người hỏi mua bán đất. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, "cơn sốt" này có thể chỉ là phản ứng tâm lý ngắn hạn, tiềm ẩn rủi ro cho những ai lao vào cuộc đua mà chưa kịp cân nhắc kỹ lưỡng.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.