20 năm sự kiện 11-9: Nhìn lại cuộc chiến chống khủng bố

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

 Kể từ sự kiện 11-9, Mỹ và cộng đồng quốc tế nói chung an toàn hơn rất nhiều so với thời điểm phong trào Taliban nắm quyền lần đầu ở Afghanistan cách đây 20 năm.


Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến các bang New York, Virginia và Pennsylvania vào ngày 11-9 (giờ địa phương) để tham dự lễ tưởng niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố khiến gần 3.000 người thiệt mạng.

Ông chủ Nhà Trắng sẽ được đệ nhất phu nhân Jill Biden tháp tùng khi viếng thăm khu Lower Manhattan ở New York, thị trấn Shanksville ở Pennsylvania và Lầu Năm Góc ở Virginia - những địa điểm bị máy bay lao vào sau khi các phần tử khủng bố cướp quyền điều khiển chúng vào ngày 11-9-2001.

Hoạt động chống khủng bố đã hiệu quả hơn

Chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden diễn ra chưa đầy 2 tuần sau khi Mỹ rút toàn bộ binh sĩ ra khỏi Afghanistan, chấm dứt cuộc chiến gần 20 năm được phát động để đáp trả vụ tấn công đẫm máu nêu trên.


 

Một phụ nữ đặt hoa hồng tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 ở TP New York - Mỹ .Ảnh: REUTERS
Một phụ nữ đặt hoa hồng tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 ở TP New York - Mỹ . Ảnh: REUTERS


Nhà lãnh đạo 78 tuổi bảo vệ quyết định chấm dứt cuộc chiến lâu dài nhất của Mỹ, nói rằng Washington đã hoàn thành các mục tiêu đề ra gồm "xử lý những kẻ đã tấn công Mỹ vào ngày 11-9-2001, thực thi công lý với trùm khủng bố Osama bin Laden và ngăn Afghanistan trở thành điểm trú ẩn của các phần tử khủng bố trong tương lai".

Theo cựu Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố quốc gia Mỹ (NCTC) Michael Leiter, ở khía cạnh phòng chống khủng bố, Washington và đồng minh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng kể từ sự kiện 11-9, khiến nền kinh tế hàng đầu thế giới nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung an toàn hơn rất nhiều so với thời điểm phong trào Taliban nắm quyền lần đầu ở Afghanistan cách đây 20 năm.

Bên cạnh đó, phong trào Hồi giáo cực đoan Sunni dù chưa bị xóa sổ hoàn toàn nhưng đã suy yếu đáng kể trong suốt 2 thập kỷ qua, đặc biệt là ở Mỹ và Tây Âu. Khi al-Qaeda thực hiện vụ tấn công thảm khốc vào ngày 11-9-2001, nhóm khủng bố này hoạt động "gần như được miễn trừng phạt" ở Afghanistan.

Mặc dù Taliban và al-Qaeda không liên kết hoạt động, sự dung túng mà nhóm khủng bố này được hưởng cho phép chúng chiêu mộ, huấn luyện và triển khai thành viên thực hiện các vụ tấn công trên toàn thế giới.

Mỹ và đồng minh từng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những mối đe dọa này. Cả ở phương diện cá nhân lẫn phối hợp nhóm, cộng đồng phòng chống khủng bố Mỹ khi đó chưa đủ nguồn lực và năng lực để ngăn chặn một nhóm tương đối nhỏ gồm những kẻ quyết tử vì đạo.

 

 Sự trỗi dậy của Taliban tại Afghanistan làm dấy lên nỗi lo về al-Qaeda. Ảnh: Al Jazeera
Sự trỗi dậy của Taliban tại Afghanistan làm dấy lên nỗi lo về al-Qaeda. Ảnh: Al Jazeera



Hai thập kỷ sau, tình hình đã được cải thiện đáng kể. Những yếu tố riêng lẻ của cộng đồng tình báo Mỹ giờ đây đã trở thành một trong những nhánh liên kết chặt chẽ nhất với toàn bộ chính phủ Mỹ. Cùng với bản chất toàn cầu của nỗ lực chống khủng bố, điều này tạo ra một mạng lưới liên minh chia sẻ thông tin và phối hợp hoạt động ở cấp độ cao hơn rất nhiều so với hồi năm 2001.

Sự trỗi dậy tiềm tàng của al-Qaeda cùng những nhóm khủng bố khác, như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, ở Afghanistan có thể đem đến một thách thức rõ ràng với năng lực chống khủng bố của phương Tây. Tuy nhiên, đây không còn là vấn đề nghiêm trọng như trước.

Không còn sự hiện diện vật lý của các lực lượng tình báo và đặc nhiệm ở Afghanistan, nỗ lực chống khủng bố của Mỹ và đồng minh chắc chắn sẽ gặp thêm nhiều trở ngại. Tuy nhiên, khả năng giám sát và ngăn chặn âm mưu khủng bố của Mỹ ở các vùng đất xa xôi chưa bao giờ phụ thuộc hoàn toàn vào khía cạnh này - điều đã được chứng minh tại Yemen và Somalia.

Hoạt động chống khủng bố của Mỹ và đồng minh vẫn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với 2 thập kỷ trước nhờ hàng loạt yếu tố, như trinh sát kỹ thuật và quan hệ đối tác địa phương sáng tạo.

Nỗi đau, sự hoài nghi và giận dữ

Giới quan sát khẳng định với đài ABC News rằng sau vụ tấn công khủng bố nêu trên, gần như mọi khía cạnh cuộc sống ở Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đều bị ảnh hưởng. Từ thắt chặt an ninh sân bay, quân sự hóa lực lượng cảnh sát đến tham dự các cuộc chiến lâu dài, Mỹ và thế giới đã được định hình lại bởi sự kiện này.


 

Tòa tháp WTC đổ nát trong ngày 11-9-2001. Ảnh: AP
Tòa tháp WTC đổ nát trong ngày 11-9-2001. Ảnh: AP


Kênh tin WION tuần rồi trích dẫn một nghiên cứu cho biết nhiều công dân Mỹ đến giờ vẫn bị ám ảnh bởi sự kiện 11-9. Nghiên cứu cho thấy gần 26% công dân Mỹ lo sợ về việc đi máy bay và 36% e dè việc xuất ngoại.

Tỉ lệ này ở nhóm lo sợ về việc bước vào các tòa nhà chọc trời hay tham dự những sự kiện có quy mô hàng trăm người lần lượt là 27% và 37%. Cũng theo nghiên cứu, 44% cư dân đến từ các nhóm thiểu số đã thay đổi lối sống và cảm thấy bất an về việc đi máy bay.

Bên cạnh nỗi sợ, 20 năm sau sự kiện 11-9, sự hoài nghi và giận dữ vẫn hiện hữu trong tâm trí người dân Mỹ. Gia đình của hàng trăm nạn nhân tháng rồi khẳng định với Tổng thống Biden rằng ông sẽ không được hoan nghênh tại các sự kiện tưởng niệm năm nay nếu không giải mật tài liệu chính phủ liên quan đến các vụ tấn công.

Trong thư gửi Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp Mỹ Michael Horowitz vào đầu tháng này, gia đình các nạn nhân đề nghị điều tra nghi vấn Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nói dối hoặc tiêu hủy bằng chứng cho thấy Ả Rập Saudi liên quan đến sự kiện 11-9. Tổng thống Biden ngày 3-9 đã ra lệnh cho Bộ Tư pháp Mỹ xem xét và giải mật các tài liệu từ cuộc điều tra của FBI về các vụ tấn công.

 


Theo báo The New York Times, Văn phòng Giám định y khoa TP New York (NYCMEO) đến giờ vẫn miệt mài làm việc để xác định danh tính của 1.106 nạn nhân, tương đương 40% số người thiệt mạng tại thành phố này.

Cựu Tổng thống George W. Bush lên tiếng về vụ khủng bố 11-9

Theo Cao Lực (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.