10 lần bị xử phạt, các nhà thầu thi công quốc lộ 19 vẫn "ngó lơ" yêu cầu khắc phục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dù đã 10 lần bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng các nhà thầu thi công Dự án "Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên" trên quốc lộ 19, đoạn qua địa phận tỉnh Gia Lai vẫn “cố tình” không khắc phục các tồn tại, hạn chế trong quá trình thi công, dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến.

Cục Quản lý đường bộ III vừa có Công văn số 1310/CQLĐBIII-QLBTĐB gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo về những tồn tại qua kiểm tra thực tế hiện trường thi công Dự án "Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên" trên tuyến quốc lộ 19, đoạn qua tỉnh Gia Lai do Ban Quản lý dự án 2 làm đại diện chủ đầu tư.

 Nhiều điểm trên tuyến quốc lộ 19 các nhà thầu thi công thiếu biển báo, rào chắn gây mất an toàn giao thông. Ảnh: Lê Anh
Nhiều điểm trên tuyến quốc lộ 19 các nhà thầu thi công thiếu biển báo, rào chắn gây mất an toàn giao thông. Ảnh: Lê Anh


Theo kết quả kiểm tra, trên tuyến phát sinh nhiều vị trí hư hỏng, ổ gà, bong tróc trên mặt đường nhưng không được vá sửa để đảm bảo giao thông. Một số đoạn thi công mở rộng nền đường sang hai bên nhưng thiếu cọc tiêu hướng dẫn, dây phản quang, rào chắn đảm bảo giao thông không đầy đủ, bị ngã đổ (một số đoạn chỉ dùng dây thừng để cảnh báo); biển báo đặt không đúng nơi quy định và không có người hướng dẫn điều tiết giao thông, nguy cơ cao mất an toàn giao thông.

Ngoài ra, các cầu tạm Bailey đảm bảo giao thông để thi công cầu chính gồm: cầu Thầu Dầu Km87+390, Tà Ly Km83+849 và cầu Vàng Km144+400 theo hồ sơ thiết kế được duyệt có bề rộng xe chạy 4 m, lưu thông 1 làn xe. Sau khi đưa vào khai thác, sử dụng, tại các cầu tạm thường xảy ra ùn tắc giao thông nhưng không có người trực điều tiết, hướng dẫn phân luồng giao thông.

Cục Quản lý đường bộ III và Chi cục Quản lý đường bộ III.4 đã có nhiều văn bản gửi đến Ban Quản lý dự án 2 đề nghị chỉ đạo các nhà thầu sửa chữa khắc phục và đã ban hành 10 quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, công tác sửa chữa, khắc phục của các nhà thầu vẫn chưa được thực hiện, nguy cơ cao mất an toàn giao thông cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến, nhất là khi khu vực Tây Nguyên đang vào mùa mưa.
 

LÊ ANH

 

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Dịp lễ 30/4-1/5: Giá vé máy bay tăng mạnh

Trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay nội địa và quốc tế đang tăng mạnh, có chặng cao gần gấp 3 lần so với ngày thường. Trong khi đó, xu hướng du lịch cá nhân hóa và kết hợp đào tạo ngắn hạn lên ngôi, hứa hẹn nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.