10 dòng sông lớn trên thế giới đang bị ô nhiễm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nếu bạn đã biết đến những dòng sông tuyệt đẹp với khung cảnh như trên thiên đường thì chắc chắn bạn sẽ bị sốc khi biết đến những dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng do bị chính con người hủy hoại.

Dưới đây là 10 con sông đang trong tình trạng cạn kiệt nước và ô nhiễm nhất trên thế giới:

1. Sông Citarum, Indonesia

Sông Citarum, Indonesia, rộng 13.000km2, là một trong những dòng sông lớn nhất của Indonesia. Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), sông Citarum cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng cung cấp 5% sản lượng lúa gạo và là nguồn nước cho hơn 2.000 nhà máy- nơi làm ra 20% sản lượng công nghiệp của đảo quốc này.

Sông Citarum như một bãi rác di động.
Sông Citarum như một bãi rác di động.
Dòng sông này là một phần không thể thay thế trong cuộc sống của người dân vùng Tây đảo Java. Nó chảy qua những cánh đồng lúa và những thành phố lớn nhất Indonesia. Tuy nhiên, hiện tại nó là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.

Citarum như một bãi rác di động, nơi chứa các hóa chất độc hại do các nhà máy xả ra, thuốc trừ sâu trôi theo dòng nước từ các cánh đồng và cả chất thải do con người đổ xuống.

Ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, người dân sử dụng nước cũng bị lây nhiễm nhiều loại bệnh tật. Điều kinh hoàng hơn cả là nhiều hộ dân sống quanh dòng sông này hàng ngày vẫn sử dụng nước sông để giặt giũ, tắm rửa, thậm chí cả đun nấu.

2. Sông Hằng, Ấn Độ

Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.

Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000km2, một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân cao nhất thế giới. Sông Hằng được người Hindu rất coi trọng và sùng kính, là trung tâm của những truyền thống xã hội và tôn giáo của đất nước Ấn Độ.

Lưu vực sông Hằng gần như tạo ra một vùng đất liền thứ ba của Ấn Độ và là một trong 12 vùng dân cư trên thế giới phụ thuộc vào con sông. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 140 loài cá, 90 loài động vật lưỡng cư và loài cá heo sông Hằng.

Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý tới mức những người mộ đạo trước kia tôn thờ nguồn nước sông này giờ đây lại trở nên khiếp sợ chính nguồn nước đó. Chất lượng nước đang trở nên xấu đi nghiêm trọng.

Cùng với sự mất đi khoảng 30-40% lượng nước do những đập nước đang làm cho sông Hằng trở nên khô cạn và có nguy cơ biến mất. Theo ước tính, có hơn 400 triệu người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2 triệu người tới bờ sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây.

Ngoài ra, do phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông nên những thi thể người trôi lững lờ trên dòng sông này, rồi rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lò đốt cũng là một nguyên nhân làm tăng ô nhiễm sông.

Nước sông giờ không những không thể dùng ăn uống, tắm giặt mà còn không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước sông khá cao như thủy ngân (nồng độ từ 65-520ppb), chì (10-800ppm), crom (10-200ppm) và nickel (10-130ppm). Hiện Chính phủ Ấn Độ đang có kế hoạch cải tạo và bảo vệ con sông này.

3. Sông Mississippi, Mỹ

Sông Mississipi, con sông dài thứ 2 ở Mỹ, với 3.782km, bắt nguồn từ hồ Itasca, chảy qua hai bang Minnesota và Louisiana.

Mực nước sông Mississippi giảm tới 22% trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2004. Sự sụt giảm này liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu và gây ảnh hưởng lớn đối với hàng trăm triệu người trên thế giới.

Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu (WWF), con sông này đang trở nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và phá hủy sự sống ở những vùng lưu vực con sông. Nếu con sông này “chết” thì hàng triệu người sẽ mất đi những nguồn sống của họ, sự đa dạng sinh học bị phá hủy trên diện rộng, nước ngọt sẽ thiếu trầm trọng và đe doạ tới an ninh lương thực.

Nhận thức được tầm quan trọng của con sông này, nước Mỹ đã tiến hành xây hàng nghìn con đập và đê dọc theo chiều dài của dòng sông trong suốt thế kỷ trước để hỗ trợ giao thông thủy và kiểm soát lũ lụt.

4. Sông Buriganga, Bangladesh

Sông Buriganga là một trong những con sông lớn chạy qua thủ đô Dhaka của Bangladesh. Tuy nhiên, từ năm 1995-1999, mức ô nhiễm của sông rất cao.

Sông bị ô nhiễm bởi các hóa chất từ các nhà máy ximăng, xà phòng, nhuộm, da và giấy. Hầu hết những loại hóa chất được xác định có trong nước sông đều thuộc nhóm 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), rất độc hại đối với con người. Các chất ô nhiễm này liên tục thâm nhập vào cơ thể con người thông qua thực phẩm, đồ uống và phá hủy các bộ phận của cơ thể.

5. Sông Yamuna, Ấn Độ

Sông Yamuna, Ấn Độ, dài 1.376km, là phụ lưu lớn nhất của sông Hằng. Thủ đô New Delhi có 15 triệu dân thì chỉ có 55% dân số sống ở các khu vực có xử lý nước thải. Phần còn lại, nước thải đều chảy thẳng ra sông Yamuna. Đây chính là nguyên nhân khiến con sông nổi tiếng của Ấn Độ đang ngày một ô nhiễm hơn nhiều. Lượng rác đổ xuống sông từ năm 1993 đến 2005 đã tăng gấp đôi.

6. Sông Hoàng Hà, Trung Quốc

Sông Hoàng Hà, là con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc, có vai trò rất quan trọng đối với người dân nước này. Đây chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho hàng triệu người dân ở phía Bắc Trung Quốc nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm nặng nề bởi sự cố tràn dầu và các chất thải công nghiệp.

Một đường ống dẫn dầu bị vỡ của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc với hơn 1.500 lít dầu đã tràn vào đất canh tác và một phụ lưu của sông Hoàng Hà.

7. Sông Marilao, Philippineses

Nằm trong hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỷnh Bulacan ở Philippines, sông Marilao đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Chính vì vậy, nguồn nước của sông Marilao chứa rất nhiều hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con người như đồng, thạch tín.

Các chất ô nhiễm này gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt hải sản tại vịnh Manila.

Trước nguy cơ bị xóa sổ, chính quyền địa phương đã có những biện pháp can thiệp, nhưng sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven sông và các chất thải từ khu chế xuất vẫn xả trộm ra sông.

8. Sông Tùng Hoa, Trung Quốc

Sông Tùng Hoa có chiều dài gần 2.000km, chảy qua thành phố lớn Cáp Nhĩ Tân với gần 4 triệu dân và hơn 30 thành phố khác, nối tiếp với các vùng thôn quê mà đa số cư dân sống nhờ vào nguồn nước của con sông này.

Sông Tùng Hoa đã bị ô nhiễm nặng nề bởi một sự cố bất thường liên quan đến các nhà máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh Cát Lâm phía Bắc Trung Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn 100 tấn benzene và những chất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông.

Benzene và nitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng nhỏ. Khối chất độc ấy sẽ tiếp tục trôi xuống hạ nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc Long Giang.

9. Sông Sarno, Italy

Sông Sarno, Italy, chảy qua Pompeii tới phía Nam của vịnh Naples. Con sông này nổi tiếng bởi mức độ ô nhiễm nhất châu Âu với rất nhiều rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Sông Sarno đã không chỉ làm ô nhiễm tại những nơi nó chảy qua mà còn làm ô nhiễm vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples.

10. Sông King, Australia

Sông King nằm ở Tây Australia. Sông này có độ phèn rất cao do chịu tác động của hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng được đổ xuống mỗi năm. Lượng rác thải hiện là hơn 100 triệu tấn, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho con sông này.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.