Anh đứng trước cuộc khủng hoảng kép sau Brexit

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Anh đang đứng trước cuộc khủng hoảng kép: khoảng trống quyền lực và bất ổn kinh tế sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit gây chấn động thế giới.

"Con tàu" Anh đang chao đảo trước sóng dữ sau Brexit. Ảnh AP
"Con tàu" Anh đang chao đảo trước sóng dữ sau Brexit. Ảnh AP


Đảng Bảo thủ cầm quyền cho biết, nước Anh sẽ có Thủ tướng mới vào đầu tháng 9 sau khi thủ tướng David Cameron tuyên bố sẽ từ chức, “nhường” việc thực hiện các thủ tục rút khỏi EU cho người kế nhiệm ông.

Chính phủ Anh đứng trước sức ép phải khỏa lấp khoảng trống quyền lực sau khi Thủ tướng Cameron thông báo sẽ từ chức trước đại hội hàng năm của đảng Bảo thủ, với tuyên bố không thể chèo lái đất nước theo hướng đi mới nằm ngoài sự lựa chọn của ông.

Trong cuộc đua vào chính trường Anh đã xuất hiện một số cố vấn thân cận của thủ tướng đương nhiệm như Bộ trưởng Lao động và Hưu trí Stephen Crabb, Bộ trưởng nội vụ Theresa May, Bộ trưởng Y tế Jeremy Hunt....

Tuy nhiên, gương mặt được quan tâm nhất là cựu Thị trưởng Boris Johnson, nhân vật nổi bật trong chiến dịch vận động "Brexit".

Ông Graham Brady, Chủ tịch "Ủy ban 1922" của đảng Bảo thủ, vốn là nhóm đặt ra luật lệ nền tảng của đảng này trong quốc hội cho biết quá trình chọn thủ tướng mới cần diễn ra ngay trong tuần tới và người kế nhiệm Thủ tướng Cameron cần phải nhậm chức vào tháng 9 tới.

Bản thân Thủ tướng Anh Cameron cho biết, ông đã thành lập một đơn vị độc lập để giúp tư vấn cho chính phủ về việc rời EU cũng như định hướng tương lai cho Anh sau khi không còn trong Liên minh.

Về đề xuất xin tổ chức cuộc trưng cầu thứ hai việc đi hay ở lại EU sau khi có những ý kiến hối hận về việc lựa chọn Brexit, Thủ tướng Cameron tuyên bố, kết quả của cuộc bỏ phiếu hôm 23-6 phải được chấp nhận. Ông cũng khẳng định sẽ không có bầu cử Quốc hội mới trước khi Anh đàm phán về ra khỏi EU.

Những ngày qua, sự kiện Brexit đã gây ra những cú sốc đối với thị trường thế giới và trùm tài phiệt George Soros cảnh báo tình cảnh sẽ còn tệ hại hơn ngày thứ 4 đen tối mà nước Anh từng trải qua hồi đầu những năm 1990.

Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 27/6 bên lề Diễn đàn Davos Mùa hè ở Thiên Tân (Trung Quốc), ông Chu Dân, Phó Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nói: “IMF đã tiến hành các phân tích cho thấy, nếu nước Anh rời EU thì GDP của nước này sẽ mất 1,4% trong 3 năm tới. Nếu nền kinh tế Anh không vận hành tốt, người dân thiếu niềm tin, đầu tư giảm đáng kể thì khi đó, GDP có thể mất tới 5,6%”.

Hôm qua, hai hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới là Standard & Poor's và Fitch đều đã hạ mức tín nhiệm của Anh, đồng thời cảnh báo các nguy cơ dẫn tới những biến động về kinh tế và chính trị sau khi đa số cử tri nước này bỏ phiếu ủng hộ Brexit.

Standard & Poor's phân tích, quyết định Brexit là sự kiện có tác động mạnh đến sự phát triển lâu dài, khiến các chính sách của Anh ít ổn định và kém hiệu quả hơn.

Brexit cũng có thể làm giảm hiệu suất kinh tế của nước này, trong đó có phân khúc các dịch vụ tài chính lớn vốn góp phần chủ yếu tạo việc làm cho người lao động. Hãng Fitch cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Anh năm 2017 và 2018 xuống 0,9%, từ mức 2% trước đó.

Trước những cảnh báo này, Bộ trưởng Tài chính Anh Osborne phải lên tiếng trấn an rằng việc Anh rời EU có thể gây ra những bất ổn trên thị trường tài chính nhưng nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới này có thể đối phó với các thách thức phía trước.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Âu chủ chốt như Đức, Pháp và Italy đã hối thúc Anh không lãng phí thời gian, mà ngay lập tức phải bắt đầu các thủ tục “ly hôn” với EU nhằm tránh kéo dài thời gian “treo” có thể gây thêm bất ổn.

Thủ tướng Đức Angle Merkel, Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Italia Matteo Renzi đều nhất trí sẽ không có các cuộc thảo luận không chính thức nào với Anh cho tới khi Anh chính thức nộp đơn xin ra khỏi EU lên Hội đồng châu Âu.

27 thành viên còn lại của EU sẽ phối hợp hành động để đảm bảo an ninh biên giới, thúc đẩy kinh tế và tạo việc làm cho giới trẻ trong hành trình mới mà không có nước Anh.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.