Y sĩ xé áo blouse trước cơ quan: Chính quyền địa phương nhận xét gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo chính quyền địa phương, y sĩ ra trước cơ quan chửi bới lãnh đạo, xé áo blouse đã có nhiều vi phạm trong công tác và bị người dân phản ánh về thái độ phục vụ.
Ngày 11-12, nguồn tin của phóng viên Người Lao Động cho biết UBND xã Cư Né, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản nêu ý kiến đánh giá về Trạm Y tế xã Cư Né trong việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân năm 2021.

Y sĩ P.H.T. ra trước cơ quan chửi bới, xé áo blouse. Ảnh cắt từ clip
Y sĩ P.H.T. ra trước cơ quan chửi bới, xé áo blouse. Ảnh cắt từ clip
Theo văn bản, ngày 10-12, các thành viên UBND xã Cư Né đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của UBND xã đối với tập thể và viên chức Trạm Y tế xã năm 2021.
Theo đó, trong năm 2021, Trạm Y tế xã Cư Né đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân; tham mưu kịp thời cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, UBND xã trong công tác phòng chống dịch, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến phản ánh của người dân đối với viên chức P.H.T. (y sĩ ra trước cổng cơ quan chửi bới, xé áo blouse gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua - PV).
Cụ thể, ông T. có thái độ phục vụ người dân chưa hòa nhã, thiếu tế nhị trong quá trình tiếp xúc với dân. Ông T. chưa hướng dẫn cụ thể cho người dân khi đến Trạm Y tế, dẫn đến việc họ hiểu nhầm và bức xúc.
Về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn xã, đặc biệt tại buôn Đrao và buôn Ktơng Drun, ông T. còn để người dân phản ánh trong việc khám chữa bệnh, cấp phát thuốc. Y sĩ T. chưa nghiên cứu tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã trong công tác phòng chống dịch tại 2 buôn này.
Khi thực hiện công tác phòng chống dịch, ông T. chưa nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã, để người dân trong vùng phong tỏa đi khám chữa bệnh không đúng quy định.
Trong việc thực hiện nhiệm vụ truy vết phòng chống dịch Covid-19, ông T. còn có thái độ tiếp dân thiếu tế nhị. Trong công tác tiêm vắc-xin Covid-19, ông T. chưa nghiên cứu kỹ các văn bản, hướng dẫn về tiêm chủng của ngành y tế nên chưa trả lời, hướng dẫn cho người dân, dẫn đến tiêm cho 1 trường hợp chưa đúng hướng dẫn.
Như Báo Người Lao Động Online đã phản ánh, cho rằng bị chèn ép khi đánh giá xếp loại cuối năm không hoàn thành nhiệm vụ, chiều 7-12, ông T. đã ra trước cổng Trạm Y tế xã Cư Né chửi bới lãnh đạo, cởi áo blouse của mình rồi xé rách và ném vào cơ quan. Toàn bộ diễn biến, ông T. nhờ người quay clip lại rồi đăng lên mạng xã hội, gây xôn xao cộng đồng mạng.
Sau khi xảy ra vụ việc, Trung tâm Y tế huyện Krông Búk yêu cầu ông T. viết bản kiểm điểm nhưng ông cho rằng "không có ai trong Trung tâm y tế huyện có thể bắt làm bản kiểm điểm được". "Tôi không sai nên tôi không làm bản kiểm điểm và chỉ làm việc với Sở Y tế" - ông T. quả quyết.
C. Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null