Xuất hiện nhiều đối tượng "bảo kê ruộng dưa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hàng năm tại thị xã Ayun Pa đều có những người nông dân tại Bình Định, Phú Yên đến thuê đất để trồng dưa hấu. Đây là cơ hội để các đối tượng xấu trên địa bàn bắt chẹt, đòi tiền “bảo kê” dưới nhiều hình thức.

Hiện tượng thu tiền bảo kê của các “thổ địa” với người trồng dưa và mua dưa trên địa bàn thị xã Ayun Pa đã xuất hiện từ vài năm qua. Đa phần các đối tượng này đều tự xưng là dân giang hồ, có “số má” để bắt nạt những người thân cô thế cô từ nơi khác đến thuê đất trồng dưa. Nhiều người vì muốn an phận làm ăn, sợ vướng vào rắc rối với “dân anh chị” nên đã ngậm ngùi chung chi cho các đối tượng bất lương. Tuy nhiên, tất cả các hành vi ấy của các đối tượng này đã sớm được Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thị xã Ayun Pa đưa vào tầm ngắm.

 

Đối tượng Hương (trái) và Thọ tại cơ quan Công an. Ảnh: Văn Ngọc
Đối tượng Hương (trái) và Thọ tại cơ quan Công an. Ảnh: Văn Ngọc

Hiện nay, cơ quan này đã chuyển hồ sơ đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Ayun Pa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can với 2 đối tượng có hành vi cưỡng đoạt tài sản với người trồng dưa. Theo đó, chiều 227-11, đối tượng Nguyễn Hồng Hương (SN 1970) rủ thêm Hoàng Minh Thọ (SN 1986, cùng trú phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa) đến buôn Bir, xã Chư Băh để vòi tiền anh Lê Văn Quy-là nông dân ở Bình Định lên thuê đất trồng dưa tại đây. Hương bảo với Thọ rằng vì anh Quy nhờ cò đất khác kiếm đất thuê trồng dưa mà không nhờ Hương nên định đến rẫy của anh để hù dọa “kiếm ít tiền tiêu xài”.

Sau đó, 2 đối tượng đi xe máy đến rẫy của anh Quy tại buôn Bir thì gặp vợ chồng anh Quy và anh Nguyễn Thành Hưng-em rể anh Quy. Hương liền gọi cả ba người vào gần chòi và quát lớn: “Tao là Bảy Hương, đại ca ở đây” rồi hỏi anh Quy làm bao nhiêu sào đất. Khi biết anh Quy làm 1,4 ha đất Hương liền nói: “Tại sao mọi năm đều qua tao thuê đất mà năm nay không qua nữa, làm vậy là qua mặt tao. Giờ tao lấy 1,4 ha đất là 1,4 triệu đồng, nếu không đưa tiền tao sẽ cho người vào phá đất, phá dưa, gặp đâu đánh đó, nếu đưa tiền thì tao sẽ lo cho, xã hội đen là tao đây thằng nào vào tao đánh chết hết”.

Thấy 2 đối tượng tỏ vẻ hung hãn, anh Hưng hoảng sợ nên đã về chòi mình lấy 1 triệu đồng để nộp “phí đất” còn 400 ngàn đồng anh Hưng nói Hương qua chòi anh Quy lấy. Tuy nhiên, anh Quy nói hiện không có tiền nên để hôm sau sẽ đưa. Như lời hẹn, đến sáng 28-11, Thọ rủ thêm Nguyễn Thanh Hồng (SN 1988, trú phường Cheo Reo) đến rẫy của anh Quy để đòi tiền thì chị Nguyễn Thị Thương-vợ anh Quy nói do không có Hương nên không đồng ý giao tiền. Thấy vậy, Thọ liền bực tức dọa dẫm sẽ “phá đất, phá dưa, đốt chòi” nếu không đưa tiền đồng thời gọi Hương đến. Khoảng 15 phút sau Hương đi xe máy đến, chị Thương xin giảm cho 100 ngàn đồng vì chỉ còn 300 ngàn đồng thì Hương đồng ý và khi đang nhận số tiền này thì các trinh sát công an đã ập vào bắt quả tang, bắt giữ nhóm đối tượng.

Trước đó, vào mùa thu hoạch dưa hấu đầu năm 2015, Công an thị xã Ayun Pa cũng đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Đình Hậu (SN 1977, trú tại phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) và Trần Đình Thái (SN 1990, ở phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) cũng về hành vi đòi “bảo kê” việc mua bán dưa. Cụ thể, khi thấy chị Hồ Thị Xuân Tằm (trú thị xã An Khê) là thương lái đến thu mua dưa hấu tại xã Chư Băh thì Nguyễn Đình Hậu (thường gọi Hậu lác) đã đến làm quen hỏi xin số điện thoại rồi gọi điện đe dọa chị Tằm với nội dung: “Chị lên đây làm ăn thì phải chung chi đều như nhau. Mua dưa ở đây thì phải cắt cho tôi một giá không thì để dưa loại 2 cho tôi, nếu không thì đừng hòng chất dưa lên xe và không xe nào chở đi được”. Rồi Hậu đã nhiều lần gọi điện đe dọa đồng thời kéo “đàn em” đến để uy hiếp rằng sẽ phá công việc làm ăn của chị Tằm. Sau đó, chị Tằm đã đồng ý hẹn Hậu cùng Thái đến quán cà phê để giao tiền. Sau khi ngã giá, chị Tằm đưa cho Hậu 7 triệu đồng và khi Hậu vừa cầm số tiền đang định đếm thì bị Công an ập vào bắt giữ.

Tòa án nhân dân thị xã Ayun Pa đã đưa ra xét xử hai bị can này và tuyên phạt 24 tháng tù giam với Hậu, 18 tháng tù giam đối với Thái. Đây rõ ràng là một bài học cho những đối tượng bất lương muốn kiếm ăn trên mồ hôi công sức của những người nông dân nghèo.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.