Xót xa nhà gươl Cơ Tu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhìn nhà gươl hàng chục năm tuổi tại xã Bha Lêê (H.Tây Giang, Quảng Nam) chỉ còn là đống gỗ ngổn ngang sau vụ hỏa hoạn, nhiều người không khỏi đau lòng.
Bật khóc trước đống đổ nát
Vừa nhặt nhạnh từng khúc gỗ, tấm ván sau vụ cháy nhà gươl (nhà làng truyền thống của người Cơ Tu), anh Pơloong Plênh, chuyên viên Phòng VH-TT H.Tây Giang, vừa lấy tay gạt nước mắt. Anh là người đã góp nhiều công sức, tâm huyết để đưa ngôi nhà từ một bản làng xa xôi giáp nước bạn Lào về đặt tại ngã ba đường vào trung tâm H.Tây Giang trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn.
“Năm 2017, hay tin làng Ch’nóc (xã Ch’Ơm) chuẩn bị làm lại gươl mới, tôi sực nhớ đến công trình nhà gươl cũ của làng. Từng nhiều lần ngủ dưới mái gươl khi đến xã công tác, tôi chứng kiến nhà gươl này có kiến trúc độc đáo cùng những bức phù điêu cực kỳ tinh xảo. Hỏi chuyện những người già trong làng cho biết nhà gươl có tuổi đời đến 60 - 70 năm. Đó không chỉ là hồn của Ch’nóc mà còn là chứng nhân của không biết bao đổi thay của một ngôi làng trên biên giới Việt - Lào”, anh Pơloong Plênh kể. Lo lắng công trình xưa biến mất, anh đã tham mưu ngành văn hóa huyện bố trí kinh phí để xin làng được giữ lại ngôi nhà. Sau đó, nhà gươl đã được các nghệ nhân thay thế những phần hư hỏng và phục dựng thành công.
 
Nhà gươl đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Cơ Tu nhưng hiện đang bị biến dạng nặng nề. Ảnh: Hoàng Sơn
Nhà gươl đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Cơ Tu nhưng hiện đang bị biến dạng nặng nề. Ảnh: Hoàng Sơn
Những ai có dịp đi qua ngã ba đường Hồ Chí Minh và đường vào trung tâm H.Tây Giang sẽ được chiêm ngưỡng một ngôi nhà sàn cổ kính với mái tranh, ván thưng, cột chính… rất đẹp mắt. Ngoài tuổi đời hàng chục năm, nhà gươl còn là nơi lưu giữ nhiều bức phù điêu “có một không hai” mang đậm hơi thở, giá trị nghệ thuật truyền thống Cơ Tu. Thế nhưng, công trình độc đáo này đã vĩnh viễn biến mất vào ngày 11.2 qua sau một vụ hỏa hoạn. Những gì còn sót lại là cột kèo cháy xém, phù điêu vỡ nát…
Đau xót trước khung cảnh, anh Pơloong Plênh lần nữa nỗ lực “cứu” gươl. Anh về xin chính quyền xã Bha Lêê cho anh được nhặt nhạnh những gì còn sót lại để đem về nhà. “Đường nét điêu khắc tinh tế trên những cột, những bức phù điêu… sẽ được tôi dựng lại”, Pơloong Plênh chia sẻ.
Ông Bhríu Quân, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam H.Tây Giang, một người tâm huyết với văn hóa đồng bào Cơ Tu, cho rằng ý tưởng dựng nhà gươl tại ngã ba vào trung tâm huyện làm điểm dừng chân, thu hút khách thập phương đến khám phá, nghỉ ngơi là rất hay. Thế nhưng, khi dựng tại vị trí đã nêu, gươl chỉ là một căn nhà sàn cũ, đơn độc.
“Ngôi nhà gươl là trung tâm, là mẹ của những mái nhà con được dựng xung quanh. Nhưng rồi những hội họp của làng, tụ tập thâu đêm của trai gái thuở nào giờ lại vắng lặng, hiu quạnh. Mới đây, sau ngày gươl cháy, tôi xuống thăm lại lần nữa, nhìn cảnh trơ trọi thấy thảm thương vô cùng. Hồn làng đang đau xót, nham nhở...”, ông Quân thở dài.
 
Sau vụ hỏa hoạn, những gì còn sót lại của gươl cổ gần 100 năm khiến nhiều người không khỏi xót xa
Sau vụ hỏa hoạn, những gì còn sót lại của gươl cổ gần 100 năm khiến nhiều người không khỏi xót xa
Biến dạng gươl làng
Trong khi công tác gìn giữ, bảo vệ những nhà cổ truyền thống đang đặt ra nhiều lo ngại, nhất là khi nhà gươl ngấp nghé 100 tuổi mãi mãi biến mất, những người am hiểu văn hóa Cơ Tu còn đứng trước nỗi lo nhiều nhà gươl được xây dựng trong những năm gần đây bị méo mó, biến dạng...
Chúng tôi đã đặt chân đến nhiều bản làng ở H.Tây Giang và ghi nhận tình trạng những nhà gươl mới được dựng nên đa phần đều bị bê tông hóa. Chẳng hạn, nhà gươl của thôn Tà Lang (xã Bha Lêê) có lối chính được xây hoàn toàn bằng bê tông với 4 bậc thang. Hay nhà gươl tại UBND xã Lăng có thang cao đến 8 bậc cũng được bê tông cốt thép…
Theo già làng, nghệ nhân Bhríu Pố (73 tuổi, trú thôn A Rấh, xã Lăng - người được mệnh danh là “công trình sư” các nhà làng), điều đáng lo hơn không phải ở chất liệu làm nên nhà gươl. Bởi trong bối cảnh ngăn chặn nạn phá rừng khiến cho việc khai thác gỗ để dựng nhà trở nên khó khăn thì tìm vật liệu thay thế “có thể chấp nhận được”. “Lo nhất là sự biến dạng, tiếp nhận những nét văn hóa ngoại lai làm cho gươl làng mất đi tính truyền thống, tôn nghiêm…”, già Bhríu Pố nói.
 
Tâm huyết với văn hóa của đồng bào mình, anh Pơloong Plênh đã thuê người chở xác nhà gươl về phục dựng
Tâm huyết với văn hóa của đồng bào mình, anh Pơloong Plênh đã thuê người chở xác nhà gươl về phục dựng
Là người nắm giữ cách làm gươl, già Pố cho biết sàn nhà thường không được cao hơn cái toong (cán của ngọn mác). Cột chính của gươl chỉ có một để biểu thị tình đoàn kết của dân làng, thế nhưng có làng dựng gươl đến 2 cột để cho… chắc chắn.
“Sai lầm phổ biến nhất là cách điêu khắc, trang trí ở các nhà gươl mới. Bố rất đau lòng khi thấy có nhà gươl người ta điêu khắc trên nóc hình ảnh con rồng. Nóc gươl chỉ có hình ảnh của 1 trong 2 con vật, đó là con gà trống hoặc con chim Triing (đại bàng - NV)”, già Pố than thở. Theo già, 4 tấm ván thưng của gươl cũng rất quan trọng. Đó là nơi ghi lại những hoạt động của con dân mỗi bản làng, là hình ảnh của những con vật linh thiêng đối với cộng đồng người Cơ Tu. Việc chọn hình con vật để điêu khắc phải phù hợp. “Thế mà, có nhà gươl người ta khắc hình con cá sấu, con tê giác… Núi rừng người Cơ Tu sinh sống làm gì có những con vật này…”, già Pố lắc đầu.
Theo lời của già, chúng tôi tìm đến nhà gươl xã Lăng và chứng kiến ngôi nhà truyền thống bị biến dạng nhiều hạng mục, từ bậc thang bê tông cho đến phù điêu. Trong đó, đáng chú ý là hình ảnh 2 con sư tử được khắc trên ván thưng ở vị trí mặt tiền trông rất phản cảm. “Đời sống văn hóa người Cơ Tu không có hình ảnh con sư tử”, già Bhríu Pố tỏ vẻ thất vọng.
Ông Bhríu Hùng, Trưởng phòng VH-TT H.Tây Giang, nhìn nhận việc bảo tồn và phát huy giá trị nhà gươl gặp khó khăn do việc khai thác các vật liệu từ rừng. Cho nên, nguyên nhân của việc biến dạng nhà gươl có phần do vướng các quy định bảo vệ rừng buộc người dân phải tìm vật liệu thay thế như bê tông, tấm tôn lợp… Trong định hướng xây dựng gươl làng, có ý kiến cho rằng để không phải thai khác cây rừng cần xây dựng bằng bê tông nhưng sơn giả gỗ, lợp tấm giả tranh…
“Dù vậy cần phải có hội thảo để đánh giá cũng như ghi nhận các ý kiến của các già làng…”, ông Hùng nói.
Về phong cách trang trí bị ảnh hưởng những yếu tố ngoại lai, ông Hùng cho biết ngành văn hóa rất trăn trở vấn đề này. Ngành văn hóa đề nghị các địa phương phải lựa chọn, đánh giá kỹ càng trước khi điêu khắc lên gươl làng.
“Nếu không được các già làng nhất trí thì không được điêu khắc, tạc tượng không phù hợp với văn hóa người Cơ Tu”, ông Bhríu Hùng nói. Về bảo tồn các nhà gươl cổ trên địa bàn, ông cho hay hiện có khoảng 10 ngôi nhà cổ truyền thống quy tụ tại làng cổ do Trung tâm phát triển du lịch huyện quản lý. Trước tình trạng hỏa hoạn như vừa qua, Phòng VH-TT đã đề nghị đơn vị này tăng cường công tác bảo vệ, nhất là phòng cháy chữa cháy cho các công trình vốn được lợp bằng mái tranh, gỗ khô…
Tiếc nuối một mái gươl đẹp của Tây Giang
Cộng đồng người Cơ Tu luôn xem nhà gươl là linh hồn của mỗi ngôi làng. Gươl luôn có mái cao nhất và đặt chính giữa ngôi làng biểu thị cho sự uy nghi, tinh thần đoàn kết. Nhà gươl thường là nơi sinh hoạt chung của mỗi làng. Khách đến làng thường được đón tiếp, nghỉ ngơi tại gươl… Kể lại kỷ niệm với nhà gươl vừa bị cháy, ông Bhríu Quân, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam H.Tây Giang, chia sẻ: “Nó có phần kỷ niệm trong tôi từ những hình tượng trong điêu khắc, nét vẽ điêu luyện của những nghệ nhân chưa một lần trải qua trường lớp. Phải nói lúc ấy ở xã Ch’Ơm, nó là gươl đẹp nhất. Còn ở huyện thì đứng nhì sau gươl Ki’noonh (xã Axan)”.
Theo Hoàng Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

“Thời hoa lửa” của đôi vợ chồng chiến sĩ Trường Sơn

(GLO)- Trong ngôi nhà nhỏ ở làng Ia Tum (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có 1 cặp vợ chồng đều trải qua “thời hoa lửa” Trường Sơn huyền thoại. Đó là ông Lê Đức Chinh (SN 1952) và bà Lê Thị Chỉnh (SN 1951). Ông Chinh hiện là Trưởng ban liên lạc Hội Truyền thống Trường Sơn huyện Đức Cơ.