Xóm tỷ phú trên vùng đất biên cương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tổ 6, thôn Thanh Tân, xã Ia Krêl (huyện Đức Cơ, Gia Lai) có 30 hộ với khoảng 140 nhân khẩu  thì đã có 20 hộ giàu “nứt đố đổ vách”, 4 nhà đã mua xe ô tô du lịch, nhà có thu nhập thấp nhất cũng được 150 triệu đồng/năm. Thế nên, nơi đây được mệnh danh là “Xóm tỷ phú”. Hầu hết các hộ ở đây đều giàu lên từ sản xuất nông nghiệp.
Một góc “xóm tỷ phú”. Ảnh: Nguyễn Dung
Một góc “xóm tỷ phú”. Ảnh: Nguyễn Dung
Tôi đến “xóm tỷ phú” vào một ngày cuối năm, trời se lạnh. Hình ảnh những ngôi nhà ván lụp xụp nằm ven quốc lộ 19 của 10 năm về trước cùng những phận người long đong chợt hiện lên trong tôi. Trong 30 gia đình quần tụ ở đây, chỉ có 4 gia đình là cán bộ công chức và 6 gia đình “nửa nọ nửa kia” tuy đồng lương ít ỏi nhưng cũng đủ mua gạo; Tết đến được cơ quan cho ít thì gói đường, ký mứt, nhiều thì cân thịt, gói bột ngọt. Còn 20 gia đình thuần nông chỉ trông vào cây lúa, củ khoai, củ mì, hạt cà phê, hạt điều, hạt tiêu.
Năm nào thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu, năm ấy cả nhà “hả hê”, còn như gặp lúc “trái gió trở trời” coi như mất luôn cả tết. Ấy vậy mà họ vẫn kiên trì bám đất, quyết chí làm giàu trên mảnh đất đầy nắng và gió này. Bây giờ nơi đây có những ngôi nhà xây khang trang, đã có 15 ngôi nhà xây kiểu Thái trị giá từ 400 triệu đồng trở lên và 7 nhà tầng trị giá gần tỷ đồng. Chính những giọt mồ hôi mặn chát trộn lẫn những giọt nước mắt của họ theo năm tháng ngấm vào đất đã tạo nên những mùa vụ bội thu hôm nay.
Tôi ghé nhà chị Nguyễn Thị Kính- người giữ đến 3 chức ở thôn (cán bộ Ban Chấp hành Hội Phụ nữ, cán bộ Mặt trận, cán bộ Dân vận). Nghe tiếng tôi, cô con gái út của chị chạy ra mở cửa, mau miệng chào khách: “Mẹ cháu đi hái cà chiều tối mới về, cô tên gì để cháu gọi điện báo cho mẹ”.
Anh Cung chăm sóc vườn tiêu. Ảnh: Nguyễn Dung
Anh Cung chăm sóc vườn tiêu. Ảnh: Nguyễn Dung
Tôi sang nhà anh Phạm Vũ Cung ở phía đối diện. Đây cũng là hộ có thu nhập thuộc diện nhất, nhì xóm. Thấy tôi, anh bỏ việc chăm sóc tiêu mời khách vào nhà. Anh Cung quê ở Tái Sơn, Tứ Kỳ (Hải Dương), vào Gia Lai từ những năm 80 của thế kỷ trước khi mới 26 tuổi với tấm bằng trung cấp quản lý kinh tế. Tuổi trẻ vốn sẵn bầu nhiệt huyết lại thêm lý tưởng của một cựu quân nhân nên anh thích thử thách mình ở những nơi gian khó.
Thế nên khi “đầu quân” vào Binh đoàn 15. Năm 1991, anh xin nghỉ việc rồi lại rong ruổi khắp Kon Tum, Đak Lak để tìm cơ hội mới. Ngày ấy Đak Lak dễ làm ăn hơn Đức Cơ nhiều nhưng vợ anh xin nghỉ việc không được nên năm 1993 anh lại quay về Đức Cơ. Đúng lúc có Chương trình 327 của Chính phủ, gia đình anh nhận 2 ha trồng cao su tiểu điền. Số vốn ứng được từ chương trình, anh chỉ mua cây giống và phân, còn tự khai hoang để tiết kiệm chi phí. Từ số tiền đó, anh mua 1 ha đất trồng cà phê. Rồi anh ươm giống cây cao su và cung ứng hạt giống cho Công ty 75. Cứ thế, dư được đồng nào, anh gom lại mua đất và khai hoang thêm.
Đến năm 2000, gia đình anh đã có tổng cộng 21 ha, trồng 9 ha cao su, 9 ha điều, 2 ha cà phê và 700 trụ tiêu. Đến năm 2008, do không có người làm nên gia đình anh bán bớt cao su và cà phê. Hiện gia đình anh còn 4 ha cao su kinh doanh, 9 ha điều và 700 trụ tiêu. Anh bộc bạch: “Giảm được cái anh cà phê nhẹ cả người. Làm “nó” không lúc nào ngơi tay mà lại bấp bênh. Cây tiêu, cây điều nói thế mà thu nhập ổn định hơn. Vất vả bao nhiêu năm giờ thì coi như cuộc đời gian truân của mình cũng đã có hậu. Con bé lớn đang học Đại học Y- Dược TP. Hồ Chí Minh năm thứ hai thế là ổn, chỉ phải lo cho cô út nữa thôi”.
Gia đình anh Cung-chị Hải. Ảnh: Nguyễn Dung
Gia đình anh Cung-chị Hải. Ảnh: Nguyễn Dung
Đang say chuyện với anh Cung, tôi nghe tiếng phụ nữ rổn rảng ngoài sân. “Nhà báo đâu. Thôn này thiếu gì người giàu mà lại chọn bà già này”. Thì ra chị Kính về nghe con gái nói nên sang nhà anh Cung tìm tôi. Đúng là khẩu khí của người làm công tác xã hội. Chị vừa bước vào nhà, anh Cung hỏi ngay: “Nhà chị hái được nhiều chưa?”. “Mới được 1/3 thôi. Lâu nay không có người nên chưa đến lượt mình”. “Chị thuê công hái bao nhiêu?”. “Trăm mốt, trăm hai một ngày nhưng khoán họ làm được hơn. Tôi trả 53 ngàn đồng/bao, họ hái được 4 tạ mỗi ngày”. “Năm nay chị thu bao nhiêu?”. “Khoảng 10 tấn nhân”. Tôi nhẩm tính riêng cà phê nhà chị cũng có 360 triệu đồng rồi.
Về Thanh Tân chứng kiến các anh chị ở tổ 6 trao đổi với nhau việc xóm làng, việc sản xuất, tôi chợt hiểu rằng với những cán bộ cơ sở đầy tâm huyết và trách nhiệm như họ thì chuyện trở thành tỷ phú của bà con là điều đương nhiên.
Nguyễn Dung

Có thể bạn quan tâm

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

(GLO)- Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh và UBND xã Nghĩa Hòa tổ chức tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn xã với sự tham gia của các hợp tác xã và 25 hộ trồng chanh dây trên địa bàn.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Ia Grai thu ngân sách vượt cao

Ia Grai thu ngân sách vượt cao

(GLO)- Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nên trong 9 tháng năm 2024, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thu ngân sách theo phân cấp ước tính 117 tỷ đồng, đạt hơn 142% dự toán tỉnh giao, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.

Gia Lai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024

Gia Lai điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành các quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2024 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Công nhân làm việc tại cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen (xã Diên Phú, TP. Pleiku). Ảnh: V.T

Triển vọng ngành chế biến thực phẩm

(GLO)- Tận dụng vùng nguyên liệu dồi dào sẵn có tại địa phương, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đầu tư máy móc hiện đại để chế biến các mặt hàng thực phẩm, góp phần tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.