Xóa nghịch lý thiếu giáo viên nhưng không thể tuyển

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hồi cuối tháng 8.2022, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã đưa ra một con số không mấy vui: địa phương thiếu tới 513 giáo viên ở tất cả các cấp học.

Trong đó, ở cấp tiểu học thiếu nhiều nhất, đặc biệt ở 2 môn tin học và tiếng Anh, ngoài ra còn thiếu nhiều giáo viên ở môn mỹ thuật và âm nhạc. Lo nhất là 44 trường không có giáo viên tin học, 7 trường không có giáo viên tiếng Anh…

Vì sao có tình trạng này? Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, cho biết chỉ tiêu biên chế được giao ít trong lúc số lượng giáo viên thiếu thì rất lớn, đã thế chỉ tiêu tinh giản biên chế được giao “rất căng”, nên càng khó khăn hơn. Bà Hương chia sẻ ngành giáo dục địa phương đang chịu rất nhiều áp lực; áp lực đến với học sinh, giáo viên, phụ huynh, dư luận… trước tình trạng thiếu giáo viên nhưng không dám tuyển vì đang bị siết biên chế…

 

Thiếu giáo viên đang là vấn đề hết sức nan giải tại nhiều địa phương trước thềm năm học mới. Ảnh: Thanh Lộc
Thiếu giáo viên đang là vấn đề hết sức nan giải tại nhiều địa phương trước thềm năm học mới. Ảnh: Thanh Lộc


Nghịch lý này không chỉ là của Quảng Trị mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước và chỉ ngành giáo dục thôi thì không thể thay đổi được. Bởi thẩm quyền giao biên chế, tuyển dụng và quản lý đội ngũ giáo dục lại thuộc UBND tỉnh và ngành nội vụ.

Tinh giản bộ máy nhà nước là một chủ trương lớn, đúng đắn của T.Ư. Tuy nhiên, nếu thực sự cần phải tuyển thêm nhân sự thì không cứ vin vào việc tinh gọn này để “siết biên chế”, nhất là đối với ngành nghề đặc thù như giáo viên.

Để xóa nghịch lý “thiếu mà không dám tuyển”, người viết cho rằng ngành giáo dục cần tham mưu cho chính quyền địa phương, từ đó cần có những quyết sách mạnh mẽ, linh động… Trong đó, các địa phương cần xác định lộ trình cụ thể để bố trí đủ giáo viên (tuyển dụng, ký hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng, biệt phái); chủ động nguồn tuyển dụng giáo viên thông qua hình thức đào tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Hoặc, tổ chức bồi dưỡng giáo viên đã vào biên chế dạy các môn học mới, kịp thời đáp ứng nhu cầu…

Giải pháp thì nhiều, vướng mắc cũng không ít… Nhưng có làm gì đi nữa thì cần hướng tới mục tiêu bất di bất dịch trong giáo dục: Có học sinh thì phải có giáo viên.

Theo Nguyễn Phúc (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.