Xin bố mẹ đừng "núp bóng" hung thần trong mắt con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chồng tôi vụt lằn đít con chỉ vì nó làm sai 2 trên tổng thể 10 phép tính của một bài toán, con bé mới học lớp 3. Nhìn khuôn mặt tái mét đi vì lo lắng sợ hãi, nước mắt giàn giụa, giọng lí nhí trả lời bố của nó, mà tôi xót xa quá. Thực sự tôi thấy cách dạy con của anh không ổn một chút nào.
 


Chồng tôi là dân kỹ thuật, có lẽ công việc phần nào ảnh hưởng tới tính cách nên anh luôn đòi hỏi mọi thứ phải gần như chính xác tuyệt đối, nhất là trong việc học hành của con gái chúng tôi. Con bé khá ngoan ngoãn và thông minh, tuy nhiên tính khí lại hơi nhanh nhẩu, cẩu thả.

Bình thường việc dạy con học là do tôi đảm nhiệm, trải qua hai năm, điều đáng mừng là con tôi luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và đứng trong top 3 của lớp. Con bé viết chữ khá đẹp, tiếp thu đều các môn, tuy nhiên trẻ con còn mải chơi, thiếu tập trung nên thỉnh thoảng nó cũng làm sai vài phép tính hoặc viết nhầm vài chữ.

Những lúc như thế tôi đều chỉ ra hoặc gợi ý để con tự tìm ra chỗ sai rồi yêu cầu nó làm lại. Những hôm tôi mệt hoặc bận công việc thì chồng sẽ thay tôi dạy con học. Con bé làm đúng thì không sao chứ chẳng may làm sai thì bố nó quát tháo ầm ĩ lên, dùng những lời lẽ rất tục tĩu, khó nghe để mắng con.

Càng như vậy con bé càng mất bình tĩnh và làm sai nhiều hơn, đỉnh điểm anh đã cầm quyền vở của nó xé tan rồi ném xuống đất. Con bé tủi thân òa khóc nức nở. Tôi bức xúc với cách dạy con nghiêm khắc đến mức hơi quá đáng của chồng nên đã to tiếng qua lại dù bao lâu nay tôi rất kiềm chế.

Anh cũng hằn học trách móc tôi quá nuông chiều con và buông câu " đúng là con hư tại mẹ " khiến tôi rất buồn.

Chúng tôi giận dỗi không nói chuyện với nhau cả mấy ngày. Nhưng có lẽ tôi nghĩ mình cần xuống nước để nói chuyện với anh nghiêm túc về vấn đề này.

Các bạn ạ, trẻ con cũng như cây còn non, trước khi muốn uốn nắn thì phải chăm sóc cho nó xanh tươi, cứng cáp đã. Đùng một cái đòi vặn vẹo theo đúng ý mình ngay thì chắc chắn là cây sẽ hỏng. Chúng ta cứ cạy làm cha mẹ mà tự cho mình cái quyền ép buộc, áp đặt lên con cái.

Thử hỏi suốt bao nhiêu năm từng đi học có lúc nào chúng ta sai sót hay nhầm lẫn gì chưa, chắc chắn là có rồi. Và tâm lý chúng ta thế nào khi bị bố mẹ, thầy cô trách phạt về điều đó.

Những trận đòn, những lời mắng chửi có khiến chúng ta thông minh hơn không hay chỉ là sợ hãi và nhụt chí dần đi, thậm chí hình thành nên tật nói dối và giấu dốt?

Tôi chỉ nghĩ đơn giản, khi con làm tốt thì tuyên dương, khen thưởng tạo động lực, khi làm sai lần đầu thì nhắc nhở, lần hai thì phê bình, lần ba trở đi mới nên dùng biện pháp uốn nắn. Có nhiều cách nhẹ nhàng và hiệu quả để chúng ta khiến con cái mình trở nên tốt hơn mà.

Xin đừng biến mình thành hung thần trong mắt những đứa trẻ trong trẻo, đáng yêu.

Xét cho cùng, học hành cũng chỉ là một trong vô vàn cách để trưởng thành và tạo dựng nên cuộc sống của mỗi người mà thôi.

Tuệ Thiên (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.