Xét tuyển đại học đợt 1-2021: Mừng và lo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), trong số 11.231 thí sinh thuộc các trường ở Gia Lai đăng ký xét tuyển đại học năm 2021 có 1.182 thí sinh trúng tuyển theo phương thức tuyển thẳng (chiếm tỷ lệ 10,52%) và 6.706 thí sinh trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển khác (chiếm 59,71%). Như vậy, toàn tỉnh có 7.888 thí sinh trúng tuyển vào các trường đại học đợt 1-2021, đạt tỷ lệ 70,23%. Dự báo tỷ lệ trúng tuyển sẽ tiếp tục được nâng cao khi các trường đại học xét tuyển bổ sung trong thời gian tới.
Mặc dù chưa đủ số liệu để so sánh với những năm trước và tỷ lệ trúng tuyển đại học của cả nước, song theo các nhà chuyên môn, tỷ lệ trúng tuyển đại học của Gia Lai trong đợt I là khá cao. Đặc biệt, ngay trong đợt 1, toàn tỉnh có 2 trường THPT đạt tỷ lệ trên 100% vì có thí sinh đậu cả 2 cách xét tuyển. Đáng chú ý, thủ khoa một số trường là học sinh Gia Lai, trong đó có trường ở vùng đặc biệt khó khăn. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận, nhất là năm học 2020-2021 diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến đầy phức tạp. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, kết quả này phù hợp với tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT năm học 2020-2021 (97,98%). Điều đó chứng tỏ việc đầu tư phát triển giáo dục phổ thông của tỉnh là đúng hướng, công tác tổ chức dạy-học của các trường đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó là sự quan tâm đầu tư của gia đình, nguồn lực hỗ trợ của xã hội và nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện của các em học sinh.
Những ngày qua, trên các trang Facebook cá nhân của học sinh lẫn phụ huynh tràn ngập tin vui về trúng tuyển đại học. Có thể nói, được bước vào cánh cổng trường đại học là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu trong hàng chục năm đèn sách của các em học sinh và sự dày công nuôi dạy từ “tam giác giáo dục”: nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, khi tiếp nhận giấy báo trúng tuyển đại học, bên cạnh niềm vui, không ít học sinh và phụ huynh tỏ ra băn khoăn, trăn trở vì cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn còn bỏ ngỏ. Thực tế cho thấy, những năm qua, hàng chục ngàn sinh viên Gia Lai tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm phù hợp hoặc phải mưu sinh nơi xứ người. Trong khi đó, công cuộc xây dựng tỉnh nhà đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao và đội ngũ lao động có tay nghề.
Thí sinh phấn khởi rời điểm thi sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Mộc Trà
Thí sinh phấn khởi rời điểm thi sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Mộc Trà
Làm sao để hàng chục ngàn sinh viên Gia Lai sau khi tốt nghiệp ra trường mỗi năm đều tìm được việc làm phù hợp trên chính mảnh đất quê hương? Đó là câu hỏi khó nhưng ngành GD-ĐT cũng như các ngành có liên quan cần tìm ra lời giải, chí ít cũng mở ra được hướng đi khả dĩ.
Liên quan đến vấn đề việc làm cho sinh viên đại học sau khi ra trường, tại một số diễn đàn về GD-ĐT, các chuyên gia đề cập khá nhiều đến công tác định hướng để học sinh chọn những ngành học phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và khả năng của bản thân. Để định hướng cho học sinh, tại Gia Lai, các cơ quan truyền thông cũng phối hợp tổ chức một số buổi tư vấn mùa thi. Tuy nhiên, quy mô và sức lan tỏa của hoạt động này vẫn còn rất hạn chế. Cá biệt có một số buổi tư vấn nghiêng hẳn sang nội dung quảng bá, tiếp thị cho cơ sở đào tạo. Trong khi đó, học sinh không được thông tin về xu hướng việc làm và nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt là mối quan hệ giữa ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội. Vì vậy, phần lớn học sinh chọn trường và ngành nghề đào tạo một cách cảm tính. Vô hình trung, câu chuyện đại học trở thành… học đại (!)
Cùng với tư vấn chọn trường đại học và ngành nghề đào tạo, công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Theo kết quả khảo sát năm 2019 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hơn 80% học sinh, sinh viên nghề ra trường đều có việc làm với nguồn thu nhập ổn định. Những năm gần đây, Trường Cao đẳng Gia Lai cũng có tỷ lệ học sinh, sinh viên nghề ra trường tìm được việc làm khá cao. Điều đó chứng tỏ xã hội và thị trường lao động ở Gia Lai đang rất cần “thợ” chứ không phải “thầy”. Vậy tại sao không định hướng, tuyên truyền, vận động các em lựa chọn các trường nghề thay vì cố chen chân vào các trường đại học với tương lai vô định?
Rõ ràng chúng ta không thể không phấn khởi trước tỷ lệ trúng tuyển đại học của tỉnh nhà. Song, bên cạnh đó là sự nối dài của những nỗi lo. Trước mắt là nỗi lo chi phí học tập ngày càng tăng cao, trong khi đó, một bộ phận không nhỏ các gia đình còn khó khăn, lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Thực tiễn cho thấy tội phạm mua, bán người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến công tác đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm nguy hiểm này, đồng thời xác định bảo vệ quyền cho nạn nhân mua bán người là trọng tâm của Việt Nam trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này, góp phần bảo đảm quyền con người.
Bứt phá trong giáo dục đại học

Bứt phá trong giáo dục đại học

Với thực tế giáo dục đại học còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và kỹ năng làm việc của sinh viên như hiện nay, rõ ràng rất cần một sự bứt phá cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các trường ĐH, doanh nghiệp, người học.
Làm luật bằng tư duy phục vụ dân

Làm luật bằng tư duy phục vụ dân

Song song với nhiều thành tựu đạt được kể từ khi nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật vẫn còn gặp phải khó khăn, hạn chế ở một số điểm mấu chốt khiến cho hệ thống pháp luật liên tục trải qua sửa đổi, cập nhật nhằm phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
Thứ hạng và giá trị thật

Thứ hạng và giá trị thật

Trước thông tin về thứ hạng của một số trường ĐH VN trong các bảng xếp hạng thế giới, không ít người ngỡ ngàng đặt câu hỏi vì sao trường A lại có thể đứng cao hơn trường B, C, D… khi các trường kia có truyền thống đào tạo uy tín và chất lượng hàng đầu trong nước? Thắc mắc này cho thấy còn nhiều vấn đề liên quan đến việc xếp hạng các trường ĐH.
Tăng cường truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa

Tăng cường truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về văn hóa

Phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng để đưa chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống. Trong lĩnh vực văn hóa, vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm vì sẽ góp phần tích cực nâng cao nhận thức, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những hành vi xâm hại giá trị của di sản, phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục,...
Vượt qua giới hạn bản thân, bồi đắp năng lượng mỗi ngày

Vượt qua giới hạn bản thân, bồi đắp năng lượng mỗi ngày

(GLO)- Tôi lấy làm ngạc nhiên, thích thú và cả cảm phục khi thấy các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Hữu Quế-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng nhiều cán bộ, đảng viên, Nhân dân tham gia giải chạy bộ “Gia Lai City Trail 2023-Giấc mơ đại ngàn”.
Nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội

Nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội

(GLO)- Giám sát là một trong những chức năng cơ bản, quan trọng của Quốc hội. Hoạt động giám sát của Quốc hội bao gồm cả giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và từng vị đại biểu Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành pháp. Nâng cao hiệu quả giám sát là cách để Quốc hội củng cố và nâng cao quyền lực của cơ quan dân cử cao nhất của đất nước.

Đãi ngộ người tài

Đãi ngộ người tài

Theo tờ trình của UBND được HĐND TP HCM thông qua tại kỳ họp thứ 12 khóa X ngày 11-11, các chức danh lãnh đạo trong tổ chức khoa học và công nghệ (KH-CN) công lập sẽ được hưởng thu nhập ưu đãi, cao nhất lên tới 120 triệu đồng/tháng.
Thuế giảm và giảm thuế

Thuế giảm và giảm thuế

Quốc hội đang tiếp tục thảo luận về việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và kích thích sức mua trong nền kinh tế. Ở chiều ngược lại, hàng triệu người làm công ăn lương vẫn đang ngóng chờ điều chỉnh chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) để giảm bớt những khó khăn hiện tại.
Nhà giáo đâu chỉ có ngày 20.11

Nhà giáo đâu chỉ có ngày 20.11

Những ngày cận lễ kỷ niệm ngày Hiến chương nhà giáo 20.11, mạng xã hội đã chia sẻ rần rần về những bức ảnh của các giáo viên cắm bản ở vùng cao Quảng Trị vượt suối đang chảy xiết, được người dân địa phương cõng qua suối. Trong ảnh, các cô giáo vẫn nhoẻn miệng cười, trong khi rất nhiều người nhìn vào bức ảnh có thể rơi nước mắt vì… thương.