Xem biểu diễn cồng chiêng, múa xoang bên dòng sông Đak Bla

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có 1.000 học sinh người dân tộc thiểu số Bahnar, Jrai, Xê Đăng ở các bậc học tiểu học, trung học cơ sở của 20 đội tiêu biểu, xuất sắc được lựa chọn từ 21 xã phường trên địa bàn thành phố Kon Tum biểu diễn cồng chiêng.

 


Sáng 1-4, bên dòng sông Đak Bla thơ mộng, dưới mái nhà rông Kon Klor thuộc làng Kon Klor phường Thắng Lợi, TP. Kon Tum, Phòng GD- ĐT thành phố Kon Tum tổ chức thi biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, biểu diễn trang phục các dân tộc thiểu số…

Nhiều tiết mục được tái hiện như: lễ hội cầu an, mừng giọt nước, ngày hội giọt nước, mừng nguồn nước mát, đêm xoang Tây nguyên, lễ hội đâm trâu… với tâm nguyện cầu mong mùa màng luôn được tươi tốt bội thu, cuộc sống bình an, hạnh phúc đến với mọi người, mọi nhà trên các buôn làng trên các buôn làng gần xa.

Thầy giáo Trần Việt Hùng-Trưởng phòng GD-ĐT thành phố Kon Tum, cho biết: ngành giáo dục thành phố Kon Tum đã chú trọng công tác bảo tồn, phát huy bản sắc các dân tộc sinh sống trên địa bàn, luôn hướng cho các em học sinh tập luyện cồng chiêng, múa xoang, dệt vải thổ cẩm, đan lát…

Cuộc hội ngộ này là không gian để các em học sinh thật sự đắm chìm trong âm thanh trầm bổng từ ngàn đời cha ông đã lưu truyền để hôm nay con cháu được thừa hưởng một giá trị văn hoá vô cùng đặc sắc để thêm yêu quý, trân trọng có ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc, trong đó có văn hoá cồng chiêng.

Một số hình ảnh các em học sinh biểu diễn:

 

 
 
 
 
 
 
 

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

null