Xây dựng thương hiệu gà nướng Tân Sơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), TP. Pleiku chọn xây dựng sản phẩm du lịch dịch vụ nông thôn tại 2 xã Tân Sơn và Biển Hồ, trong đó gà nướng Tân Sơn hiện là sản phẩm được thực khách đánh giá cao.
Ông Nguyễn Quốc Vinh-Chủ tịch UBND xã Tân Sơn-cho biết: Tân Sơn nằm giữa Khu Du lịch sinh thái Biển Hồ (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) và núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah). Là xã thuần nông, người dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế gia đình. Sau khi hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hiện xã Tân Sơn đang thực hiện Chương trình OCOP với sản phẩm đặc trưng là gà nướng Tân Sơn.
 Anh Plit với món gà nướng đặc trưng của quán cũng như của xã Tân Sơn. Ảnh: N.D
Anh Plit với món gà nướng đặc trưng của quán cũng như của xã Tân Sơn. Ảnh: N.D
Theo Chủ tịch UBND xã Tân Sơn, khoảng 10 năm về trước, gia đình ông Hyuih (làng Tiêng 2) đã mở quán cơm lam, gà nướng cùng các món ăn đặc trưng của người dân Tây Nguyên phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch. Qua thời gian, các món ẩm thực truyền thống này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều du khách. Hiện đã có thêm 3 quán cơm lam gà nướng khác mở ra trên địa bàn xã và hoạt động ổn định, thường xuyên. Trung bình mỗi ngày, các quán thu hút 50-60 thực khách. Các ngày lễ, Tết thì lượng khách tăng đáng kể. Đây là món ăn được chế biến từ những nguyên liệu do chính người dân trong xã làm ra, lại được đông đảo khách du lịch ưa chuộng. Vì vậy, khi thành phố triển khai thực hiện du lịch dịch vụ nông thôn tại xã, gà nướng Tân Sơn trở thành lựa chọn đầu tiên.
Anh Plit-chủ một quán cơm lam gà nướng ở làng Tiêng 1-cho hay: Để chế biến những món ăn đặc trưng, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quán chủ yếu mua gà và gạo nếp của người dân trong các làng lân cận. Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện cho bà con trong làng có việc làm ổn định, quán đã tiếp nhận trên 20 lao động làm việc thường xuyên với mức thu nhập ổn định 3-4 triệu đồng/người/tháng. Cũng theo anh Plit, cùng với cơm lam, gà nướng và các món ăn đặc trưng khác, anh đang đầu tư xây dựng nhà trưng bày và bán các sản phẩm hàng lưu niệm do bà con làm ra như: thổ cẩm, đàn trưng, chuông gió và các vật dụng khác.
Trao đổi với P.V, ông Bùi Hồng Quang-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng TP. Pleiku-cho biết: Thực hiện Chương trình OCOP, TP. Pleiku đã rà soát và lựa chọn được một số sản phẩm để củng cố và phát triển thành sản phẩm OCOP đặc trưng của từng xã. Trong đó, gà nướng Tân Sơn là một trong những sản phẩm của du lịch dịch vụ nông thôn được Phòng tập trung triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn của cấp trên nhằm xây dựng thành sản phẩm OCOP trong thời gian tới.
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.