Xây dựng nền tảng Chuyển đổi Số Báo chí ở các nước ASEAN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh Chuyển đổi Số của Truyền thông là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao năng lực của báo chí trong việc thu hút thị phần người xem từ các nền tảng mạng xã hội.
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 (16th AMRI), ngày 21/9, tại Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo “ASEAN Chuyển đổi Số Báo chí kiến tạo Tri thức Số."

Hội thảo gồm 2 phiên chính, trong đó Phiên 1 - "Chính sách quản lý và thúc đẩy Chuyển đổi Số Báo chí và Truyền thông" với các bài trình bày chia sẻ từ cơ quan quản lý của các nước ASEAN về chính sách, giải pháp của Nhà nước trong việc hỗ trợ, thúc đẩy Chuyển đổi Số Báo chí, Truyền thông của mỗi nước; phát triển và thúc đẩy nền tảng số cho báo chí, truyền thông; quan điểm và chia sẻ câu chuyện về bảo vệ bản quyền báo chí trên Nền tảng Số...

Phiên 2 giới thiệu cách làm hay, mô hình thành công của Chuyển đổi Số Báo chí, Truyền thông, kinh nghiệm từ các cơ quan báo chí Việt Nam (VTVgo, VnExpress, Truyền hình K+) và các nước ASEAN.

Ngoài 2 phiên chính, hội thảo còn diễn ra một phiên thảo luận mở về các biện pháp để các nước ASEAN chung tay thúc đẩy ngành công nghiệp nghe-nhìn trong thời đại số...

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết hiện nay, báo chí và phát thanh, truyền hình là lĩnh vực đang phải chịu tác động nặng nề của sự bùng nổ Công nghệ Số bởi các hoạt động truyền thông truyền thống đang dần bị mất đi thị phần và doanh thu vào tay các nền tảng xuyên biên giới.

Trong bối cảnh đó, việc các nước ASEAN cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết về chiến lược, cách làm hay trong việc thúc đẩy và định hướng các cơ quan báo chí truyền thông trong nước Chuyển đổi Số một cách bền vững là rất cần thiết.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh Chuyển đổi Số của Truyền thông là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao năng lực truyền thông của báo chí trong việc thu hút thị phần người xem từ các nền tảng mạng xã hội, bảo vệ các giá trị truyền thống cùng với hiện đại hóa báo chí và truyền thông.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Chuyển đổi Số trong Truyền thông thực chất là việc ứng dụng công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động báo chí, làm phong phú thêm hệ sinh thái Truyền thông Số với những tính năng mới, ưu việt, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông tới người tiêu dùng thông tin.

Với mục đích đó, theo sáng kiến của Việt Nam, lần đầu tiên các nước thành viên ASEAN cùng nhau chia sẻ, thảo luận về chủ đề Chuyển đổi Số trong Truyền thông. Hội thảo nhằm tạo ra một nền tảng trao đổi mở để chia sẻ tình hình, tiến trình hoạch định chính sách và các phương pháp tốt nhất để chuyển đổi kỹ thuật số trong truyền thông. Đây sẽ là nền tảng cho việc tiếp tục thảo luận, đề xuất các sáng kiến, ưu tiên hợp tác trong thời gian tới.

Ông Zul-Fakhri Maidy, đại diện Brunei cho hay Brunei hướng đến mục tiêu trở thành một nước thông minh, hoàn thành xây dựng 3 nhiệm vụ: Chính quyền Số, Kinh tế Số và Xã hội Số; hình thành hệ sinh thái có trách nhiệm, sáng kiến trong nền tảng Truyền thông Số.

Ngoài ra, Brunei rất quan tâm đến sở hữu trí tuệ trong Chuyển đổi Số, chính vì vậy chính quyền đã xây dựng nhiều quy định, tham gia hiệp định trên thế giới về sở hữu trí tuệ.

Đại diện Brunei cũng mong muốn các nước ASEAN tăng cường và mở rộng hợp tác với ngành kỹ thuật số để hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số cho các cơ quan truyền thông như đào tạo kỹ thuật, quan hệ công chúng và đào tạo sản xuất video; tổ chức các chương trình trao đổi nội dung truyền thông qua Internet; đặc biệt là chia sẻ thông tin trên các nền tảng kỹ thuật số mới nhất cho báo chí và các cơ quan truyền thông; khuyến khích nhiều chương trình hoặc chiến dịch nâng cao nhận thức hơn nhằm giảm thiểu vi phạm bản quyền.

Đại diện từ Truyền hình Số Vệ tinh K+ cho rằng ngành công nghiệp truyền thông đang hình thành hệ sinh thái Chuyển đổi Số, tạo sự khác biệt về nội dung, sử dụng đa dạng các phương thức thanh toán.

Đơn vị cũng đã xây dựng các nội dung trên nền tảng xã hội, sử dụng kết hợp các phương tiện điện tử. Ngoài ra, đơn vị cũng rất quan tâm đến bảo vệ bản quyền và đã triển khai các giải pháp để hạn chế việc vi phạm bản quyền tại một số địa phương.

Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Các đại biểu tham dự Hội thảo. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Đơn vị hy vọng các nước ASEAN sẽ triển khai các chính sách, dự thảo cần thiết để đảm bảo quyền sử hữu trí tuệ, nhằm xây dựng hệ sinh thái truyền thông, truyền hình bền vững.

Chia sẻ kinh nghiệm về Chuyển đổi Số Báo chí ở Việt Nam, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết để thực hiện Chuyển đổi Số Báo chí, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng công cụ đánh giá về tình hình phát triển báo chí, từ đó các cơ quan báo chí có thể thực hiện lộ trình Chuyển đổi Số, với những giải pháp phù hợp, thực hiện chiến lược phát triển trong tương lai.

Ngoài ra, Việt Nam còn ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành Chuyển đổi Số Báo chí, bao gồm bảng các chỉ số được nhóm thành 5 trụ cột của Chuyển đổi Số báo chí (gồm: Chiến lược; Hạ tầng Số, Nền tảng Số và An toàn thông tin; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; Độc giả, khán giả, thính giả; Mức độ ứng dụng công nghệ số) với tổng thang điểm 100.

Ông Lưu Đình Phúc nêu đề xuất ASEAN nên xây dựng Chỉ số chung về độ trưởng thành trong Chuyển đổi Số của báo chí. Mỗi quốc gia cần phát triển công cụ riêng để đo lường mức độ trưởng thành, biến đổi của báo chí kỹ thuật số nhằm tạo cơ sở để đo lường và giám sát quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của báo chí, góp phần nâng cao chất lượng của báo chí.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/xay-dung-nen-tang-chuyen-doi-so-bao-chi-o-cac-nuoc-asean/895643.vnp

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hương mía

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hương mía

(GLO)- Thơ của Nguyễn Tấn Hỷ luôn chất chứa, đong đầy kỷ niệm. Bài thơ "Hương mía' nhắc nhớ về mùi thơm của mía trổ đòng. Hương thơm ngọt ngào len lỏi, loang ra cùng cùng với khói chiều mùa đông càng khiến nỗi nhớ thiết tha, da diết.
Thơ Đào An Duyên: Nắm lại buổi chiều

Thơ Đào An Duyên: Nắm lại buổi chiều

(GLO)- "Nắm lại buổi chiều" là những dòng cảm xúc được tác giả Đào An Duyên ghi lại khi ngồi trên bậc cầu thang một ngôi nhà sàn ngắm nhìn đồi núi và những thửa ruộng gối lên nhau. Giữa mùa hè cây lá xanh tươi, chị chợt nghĩ về một mùa xuân đã từng rực rỡ, nghĩ về sự tuần hoàn của thời gian, của đời người.

Có một ngôi trường trong trí nhớ

Có một ngôi trường trong trí nhớ

'Tôn sư trọng đạo' vốn là truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của người Việt. Ấn phẩm Nhạc Thanh - Một thời đáng nhớ (NXB Hồng Đức), ra mắt đúng dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, một lần nữa khẳng định truyền thống này.
Gương mặt thơ: Thuận Ánh

Gương mặt thơ: Thuận Ánh

(GLO)- Thuận Ánh tên thật là Nguyễn Thị Hiền, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Chư Á, TP. Pleiku), hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Chất nữ trong thơ chị khá rõ, đa phần da diết về thân phận đàn bà.
Thơ Đại Dương: Em gái Chư Đang Ya

Thơ Đại Dương: Em gái Chư Đang Ya

(GLO)- "Em gái Chư Đang Ya" của nhà thơ Đại Dương tràn ngập cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi ngọn núi lửa huyền thoại bên làng Ia Gri. Hương sắc núi rừng hòa với vẻ đẹp của thiếu nữ đương tuổi xuân thì, căng tràn sức sống khiến tác giả đắm say, chuếnh choáng...
“Chuyện bên dòng sông Ba”

“Chuyện bên dòng sông Ba”

(GLO)- Vùng đất bên dòng sông Ba với nhiều câu chuyện hay về chế độ mẫu hệ, phong tục và cả những hủ tục cần thay đổi đã được phản ánh chân thực qua sự kiện “Chuyện bên dòng sông Ba”. Hoạt động do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh và Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa tổ chức là một góc tiếp cận mới mẻ để truyền thông Dự án 8 tại địa phương.

Gương mặt thơ: Nguyễn Việt Chiến

Gương mặt thơ: Nguyễn Việt Chiến

(GLO)- Nguyễn Việt Chiến là một nhà báo, nhà thơ đều hai tay và nổi tiếng ở cả hai mảng thơ và báo. Ông là một trong những nhà báo chống tham nhũng hàng đầu Việt Nam, từng liên lụy với loạt bài điều tra vụ án PMU 18. Và trong thơ, ông đau đáu tình yêu Tổ quốc.
Truyền thông góp phần phát huy sức mạnh mềm của văn hóa

Truyền thông góp phần phát huy sức mạnh mềm của văn hóa

(GLO)- Tháng 3 vừa qua, chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2023-Get on Hanoi 2023” với chủ đề “Hà Nội-Đến để yêu” đã khởi động chuỗi 50 sự kiện du lịch tổ chức tại Thủ đô trong năm. Trong đó, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 đã tăng cường truyền thông các điểm đến di sản của đất Hà thành, kết nối với nhiều tỉnh, thành khác đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, di sản, góp phần làm phong phú cho du lịch Thủ đô.