Vượt qua nghịch cảnh vì Covid-19 - Bài cuối: Sẽ làm được điều kỳ vọng của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ba mẹ đột ngột ra đi vì Covid-19, cậu bé 16 tuổi Nguyễn Đức Bảo tự hứa với lòng mình sẽ nỗ lực hết sức để làm được điều mẹ kỳ vọng: Có việc làm ổn định và lo cho người anh bị hội chứng Down từ nhỏ.
Đã hơn 3 tháng trôi qua kể từ ngày ba mẹ đột ngột qua đời vì con vi rút Covid-19 quái ác, cậu bé Nguyễn Đức Bảo (học sinh lớp 11, ngụ phường Tam Phú, TP.Thủ Đức) vẫn chưa thể nguôi ngoai trước nỗi đau quá lớn này. Thế nhưng, dồn nén tất cả vào sâu trong lòng, Bảo cố gắng gượng dậy, vượt qua nghịch cảnh để lo cho cuộc sống của mình cũng như làm chỗ dựa cho anh trai.
Vượt qua nghịch cảnh
Vừa hoàn thành buổi học trực tuyến, Bảo tắt máy, gấp sách vở và di chuyển xuống bếp để chuẩn bị bữa cơm tối. Sau khi cắm nồi cơm, Bảo quay sang rửa chén bát và lau dọn xung quanh. Bảo kể, trước đây những công việc này đều do mẹ làm, thi thoảng Bảo cũng vào bếp giúp mẹ nhưng rất ít. Vì vậy, việc giỏi nhất Bảo có thể làm bây giờ là rửa chén bát, còn lại tất cả mọi thứ đều phải học.
 
Thiên Ân - anh trai của Đức Bảo dù đã 22 tuổi nhưng vẫn ngây ngô như một đứa trẻ vì mắc hội chứng Down từ nhỏ. Trong ảnh, Ân đang cầu nguyện cho ba mẹ của mình. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Thiên Ân - anh trai của Đức Bảo dù đã 22 tuổi nhưng vẫn ngây ngô như một đứa trẻ vì mắc hội chứng Down từ nhỏ. Trong ảnh, Ân đang cầu nguyện cho ba mẹ của mình. Ảnh: Mỹ Quỳnh
"Khi ba mẹ còn sống, em chỉ phải học thôi, còn lại mọi thứ đều được ba mẹ lo cho. Thời gian đó, anh trai em – Thiên Ân (22 tuổi) cũng đi học ở nhà thờ nên hai anh em ít trò chuyện, ít thân thiết với nhau. Em học xong thì anh Hai đã ngủ, đến lúc thức dậy thì cả hai đi học…
Sau biến cố quá lớn này, gia đình chỉ còn lại hai anh em nên phải nương tựa vào nhau, vì vậy chúng em bắt đầu hiểu nhau hơn, gắn bó khăng khít hơn trước. Bây giờ, em đi đâu thì anh Hai "tò tò" theo đó, em ngồi học thì anh Hai cũng ngồi bên cạnh, em đi nấu cơm anh Hai cũng vào bếp theo, buổi tối anh cũng chờ em học xong rồi đi ngủ cùng, sáng thức dậy tập thể dục với nhau…" – Bảo kể.
 
Sau biến cố quá lớn của cuộc đời, hai anh em Bảo trở thành trụ cột để anh trai nương tựa. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Sau biến cố quá lớn của cuộc đời, hai anh em Bảo trở thành trụ cột để anh trai nương tựa. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Thế nhưng, với một đứa trẻ được bao bọc, chăm lo từng ly từng tí, nay bỗng chốc trở thành trụ cột và phải tự lo toan mọi thứ thì chẳng dễ dàng gì. Bảo cho biết, mỗi ngày, mọi thứ xảy đến đều là một bài học mới, thậm chí là bài học đầu tiên. Đến nay, Bảo cũng dần thích nghi với "guồng" sinh hoạt mới, thậm chí thành thạo việc lau nhà, giặt đồ, nấu các món ăn đơn giản như cơm chiên, làm mì ý, pizza...
"Mỗi ngày mới, em sẽ chuẩn bị bữa sáng cho hai anh em, có khi thì mua đồ ăn sẵn, có khi thì chiên cơm hoặc làm món mì ý. Sau đó, em vào học trực tuyến rồi cắm cơm trưa. Thức ăn bữa trưa và tối được bác ruột ở gần nấu giúp cho, nếu bác bận thì em tự nấu. Bác cũng dạy em nấu các món như thịt, cá kho, canh chua... dù chưa thành thạo lắm, nhưng chắc chỉ một thời gian ngắn nữa thôi là em sẽ nấu ngon" - Bảo vui vẻ kể.
Ngoài ra, Bảo cũng tâm sự về nỗi lo kinh tế của hai anh em trong thời gian tới. Cậu bé 16 tuổi cho biết, từ trước đến nay cả hai đều được ba mẹ bảo bọc, không lúc nào phải suy nghĩ đến chuyện kiếm tiền nhưng bây giờ đã khác.
Thời gian qua, nhờ sự quan tâm của chính quyền và các Mạnh Thường Quân, anh em Bảo có chi phí để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, Bảo hiểu rằng không thể dựa mãi vào sự giúp đỡ của người khác mà phải tự đi bằng chính đôi chân của mình.
"Em vừa xin làm gia sư cho một học sinh cấp 2, mỗi tuần em sẽ dạy 2-3 buổi. Với công việc này, em sẽ có một khoản thu nhập nho nhỏ để lo cho hai anh em, đồng thời vẫn có thể chu toàn được việc học và chăm sóc anh trai. Vì thời gian học nhiều nên em chỉ tạm khởi đầu như vậy, hy vọng mọi chuyện suôn sẻ để hai anh em có thể từng bước vượt qua nghịch cảnh này" – Bảo tâm sự.
Sẽ làm được điều kỳ vọng của mẹ
Say sưa ngồi theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi với Bảo nhưng thi thoảng cậu bé Thiên Ân ngơ ngác nhìn ra cửa, khều khều Bảo và hỏi "mẹ về chưa, sao mẹ chưa về?". Câu hỏi của anh trai với cách phát âm không tròn vành rõ chữ khiến người ngoài không hiểu, nhưng với Bảo lại quá quen thuộc, bởi đây là câu hỏi lặp đi lặp lại suốt 3 tháng qua của anh trai.
 
Sau giờ học, Bảo tranh thủ rửa chén bát và cắm cơm tối. Lịch trình tiếp theo của em là dạy thêm, học bài và trò chuyện với anh trai. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Sau giờ học, Bảo tranh thủ rửa chén bát và cắm cơm tối. Lịch trình tiếp theo của em là dạy thêm, học bài và trò chuyện với anh trai. Ảnh: Mỹ Quỳnh
Đưa tay vỗ nhẹ trấn an Ân, Bảo nhỏ nhẹ: "Anh Hai ngoan, mẹ bận việc chưa về, anh đừng chờ mẹ nhé". Thiên Ân gật gật, nhưng mắt vẫn nhìn ra cửa chờ đợi. Phút sau, Ân quay vào chỉ lên bàn thờ nói với chúng tôi: "Ba chết rồi, mẹ đi chưa về…".
Đôi mắt đượm buồn, Bảo tiếp tục câu chuyện: "Ba em qua đời ngay tại nhà, anh Hai chứng kiến nên chấp nhận việc ba đã mất. Còn mẹ em qua đời ở bệnh viện, lúc mẹ ra đi hai anh em không được ở bên cạnh. Cũng vì vậy mà anh Hai cứ đinh ninh là mẹ chỉ đi đâu đó chưa về. Em có giải thích, nói cho anh Hai về việc mẹ đã ra đi mãi mãi nhưng anh không chấp nhận, cứ ngóng chờ mẹ về" - Bảo kể.
Giây phút thư giãn hiếm hoi của Nguyễn Đức Bảo với cây đàn piano. Thực hiện: Mỹ Quỳnh
Đầu tháng 8/2021, ba của Bảo – thầy Nguyễn Văn Châu (67 tuổi, giáo viên nghỉ hưu) đi khi tiêm vaccine Covid-19 về thì có triệu chứng sốt, mệt mỏi... nhưng nghĩ đây là phản ứng sau tiêm nên không quá lo lắng.
Một tuần sau, thầy Châu chuyển nặng, sốt cao hơn và thấy khó thở nên gia đình gọi xe cấp cứu để đưa đi bệnh viện. Vì sợ không chờ được xe cấp cứu nên Bảo đã nói ba thay đồ để tự chở đi bệnh viện, nhưng chỉ trong một phút giây ngắn ngủi, thầy Châu đã ra đi trong sự ngỡ ngàng của Bảo và mẹ - cô Nguyễn Thị Hà (58 tuổi, giáo viên mầm non về hưu).
Ba của Bảo được đưa đi hỏa táng sau đó, còn mẹ con Bảo cũng mắc Covid-19 và đi cách ly, điều trị ở bệnh viện dã chiến. Do mẹ của Bảo có bệnh nền, cộng với cú sốc khi chồng ra đi bất ngờ nên chuyển nặng, được chuyển qua điều trị tại bệnh viện Đại học Y dược nhưng không qua khỏi vào ngày 22/8.
Được biết, thời gian đầu lúc ba mẹ mới mất, Thiên Ân cứ ngồi trước cửa để đợi mẹ về, không chịu ăn uống, ngủ nghỉ. Bảo cố gắng động viên nhưng Ân nhất định không chịu nghe, miệng luôn bảo ngồi chờ mẹ… Thòi điểm đó, Bảo cũng đang rất hụt hẫng, đau đớn và nhớ ba mẹ nên nhìn cảnh anh trai ngơ ngác đòi mẹ mà muốn gục ngã.
Đến lúc hai anh em hết cách ly (Bảo và anh trai cũng bị nhiễm Covid-19, sau thời gian điều trị thì cách ly 14 ngày tại nhà – PV), các bác, các dì qua nhà hỏi thăm, động viên, có nhiều người bên cạnh thì anh Ân mới chịu ăn uống, cởi mở trở lại.
Đôi tay đan chặt vào nhau, đôi mắt đầy yêu thương, Bảo cho biết, trong nhà mẹ là người thân thiết và hiểu Bảo nhất.
Bình thường, Bảo thưởng kể cho mẹ nghe những câu chuyện ở trường lớp, những ước mơ và dự định tương lai... Dù cả ba và mẹ đều là giáo viên nhưng mẹ Bảo luôn ủng hộ lựa chọn ngành nghề mà Bảo thích, chứ không định hướng phải theo nghiệp của ba mẹ.
"Mẹ thường nói, em cứ học ngành Công nghệ thông tin mà em yêu thích và mẹ luôn ủng hộ, giúp đỡ em thực hiện ước mơ của mình. Những ngày điều trị Covid-19 trong bệnh viện thu dung cũng vậy, lúc bớt mệt là mẹ lại dặn dò em. Mẹ nói chỉ kỳ vọng ở em hai việc: Một là lo học hành để có việc làm ổn định, hai là chăm sóc, lo lắng cho anh Hai thay ba mẹ" - Bảo nói.
Để đáp lại kỳ vọng của mẹ và để ba mẹ yên lòng, Bảo tự hứa sẽ vượt qua nỗi đau, cố gắng hết mình để học hành, thực hiện ước nguyện cuối cùng của mẹ. Bảo nói, ba mẹ em không đi đâu cả, vẫn ở đây bên cạnh em để động viên em thực hiện được điều này.
Để giúp đỡ phần nào những khó khăn, vất vả mà các em nhỏ phải gánh chịu khi bị mất đi người thân do Covid-19, bạn đọc của báo điện tử Dân Việt cùng Cộng đồng Chứng khoán - Stock Dog Racing đã gửi tặng 22.000.000 đồng cho 9 trường hợp mồ côi tại TP.HCM.
Báo điện tử Dân Việt đã thay mặt bạn đọc trao tặng đến bốn chị em Y.N (phường Tân Thới Nhất, quận 12) số tiền là 6.000.0000 đồng; 6 anh em Nguyễn Thanh Bình (phường An Phú, TP.Thủ Đức) số tiền 3.000.000 đồng; anh em H.B (Tôn Đản, quận 4) số tiền 3.000.000 đồng; anh em Nguyễn Đức Bảo (phường Tam Phú, TP.Thủ Đức) số tiền 3.000.0000đ; anh em Châu Gia Lộc (phường Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức) số tiền 2.000.000đ; anh em bé Huỳnh Tấn Phát (phường Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức) số tiền 2.000.000đ; bé Phan Huỳnh Yến Phi (phường Tân Thới Nhất, quận 12), em Cao Phạm Quốc Duy và bé Đổng Kim Loan (cùng ngụ phường Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức) mỗi bé 1.000.000 đồng.
Theo Mỹ Quỳnh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.