Vườn sau bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi cơn bão qua đi, còn lại là tình người...

Quê nghèo, vườn rộng. Xóm chừng chục nóc nhà nhưng nhà nào vườn nấy, vườn nào cũng cây nọ, cây kia. Trừ nhà tôi, sau vườn độc một cây ổi, ăn không kịp chua.

Vườn nhà đơn quá nên những khu vườn giàu có của hàng xóm mới là mơ ước của cô bé có tâm hồn ăn uống như tôi. Hổng ham sao được, nhà ngoại Hai có cây chùm ruột ngọt bên rào và cây mận trắng trước ngõ, thơm từ lá. Vườn nội Năm phong phú hơn, trước sân có cây cam, kề bên là cây khế ngọt, sau nữa có cây đào tiên và cuối vườn là hai cây xoài cao lớn. Nhà bác Sáu hấp dẫn hơn nữa. Dưới gốc hai cây đào lộn hột là một vườn thơm. Đứng làm những vệ sĩ bên mé rào là một hàng mía vươn cao. À, còn thêm cây sầu đông cao lớn nuôi một dàn thanh long trĩu quả. Nhà ông Bảy hiền hơn, vườn mỗi cây trâm khổng lồ và chuối các loại.


 

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG


Đương nhiên rồi, những vườn cây ăn trái luôn là ưu tiên số 1 của bọn trẻ nhà quê. Tôi và mấy nhỏ mắt dơi mắt chuột lom lom ngó chừng cây ra hoa kết trái. Tuổi thơ khó tiết chế nên dễ "phạm tội". Hồi đó thèm tứa nước dãi cũng không dám xin, đứa nào cũng chuẩn bị một nhánh cây có cái móc, đứng ngoài rìa rào khều trộm. Được trái nào mừng trái đó. Hư cũng được, ăn vẫn ngon như thường.

Nhưng những khu vườn chỉ tỏa bóng, chìa quả và cho tuổi thơ những buổi trưa mát rượi trong mùa nắng. Không ngoa chút nào khi bảo những vườn cây chính là thiên đường mùa hè của lũ trẻ quê. Tới mùa mưa, một đôi cây vẫn có quả nhưng nhìn những khu vườn tội nghiệp lắm. Xác xơ, đặc biệt sau một trận bão.

Trong ký ức của tôi, cơn bão năm 1993 vẫn là nỗi ám ảnh kinh hoàng. Hồi đó còn nhỏ xíu, bão tới tôi hoảng hốt núp trong nách mẹ. Gió quật rung trời, nằm dưới gầm giường nghe cây đổ ầm ào. Có cây nghe răng rắc một hồi mới ngã, có cây bất ngờ gãy khúc như bị cưa, có cây rụng nhánh tơi bời, cây bứt gốc, cây bị gió tuốt trụi lá, trơ cành. Nếu cây nào có trái sẽ bị rụng tơi bời, trái dập, bể đôi bể ba. Tóm lại, vườn cây gần như 100% ít nhiều đều bị thương tích.

Sau đêm bão "quỷ khốc thần sầu", lũ nhóc chúng tôi lập tức đi "thị sát" các khu vườn. Đi tới đâu, thấy tan tác tới đó. Cây đào lộn hột bị bứng gốc, hàng mía vung đao bị ngã rạp và vườn thơm bị gió thổi rách te tua. Bên nhà ông Bảy, chỉ cây keo còn trụ được sau những trận gió nhưng vườn chuối bị bão cuốn phăng, cây đổ quẹo, buồng ngả nghiêng dưới đất. Nhìn những thân cây vững vàng bị đổ gục, lòng tôi còn tả tơi hơn nhánh cây bị bão quật.

Tôi nhớ mình đã đứng bi thiết trong vườn nhà nội Năm, sầu thảm đi nhặt từng trái khế bầm dập nằm lăn lóc dưới đất. Ôi những trái đào thơm tho, lớp thịt bên ngoài mỏng nên dễ vỡ. Trong tất cả các loại cây trong xóm, tôi đặc biệt thích cây đào này. Lạ, hiếm - nội bảo đó là đào tiên. Vì quý nên chỉ dám rón rén đứng nhìn từ bờ rào, thấy trái đào rụng là tiếc đứt ruột đứt gan. Có lần được nội kêu vô cho trái đào tím hồng, không dám ăn, lâu lâu đưa lên mũi ngửi rồi đem cất. Vậy mà giờ phải nhìn chúng nằm vỡ nát dưới đất, tôi ước chi trên đời đừng có thứ gọi là… bão.

Thấy tụi nhỏ tiếc ngẩn ngơ khu vườn bị bão dập, ông Bảy bảo nhà đứa nào có bò, heo, gà, vịt thì đem thân chuối về nấu cháo, vậy là chia nhau hì hụi vác. Không chỉ ông Bảy, cả xóm luôn. Khổ chủ nào cũng vui vẻ bảo coi trái gì ăn được thì gom hết, nhặt hết. Hồi đó, tôi và bạn tôi thi nhau nhặt mà không nói cảm ơn vì nghĩ đó là đồ rớt rơi sau bão. Nhưng bây giờ tôi lại nghĩ khác, tôi nghĩ sau khi cơn bão qua đi, còn lại là tình người...

Theo Nguyễn Thị Bích Nhàn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.