'Vua' nông sản Việt lao đao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cá tra, hồ tiêu, hạt điều là những mặt hàng Việt Nam đã khẳng định vị thế tuyệt đối trên thị trường thế giới nhưng nay đều lâm cảnh khó khăn.

"Vua điều" vừa kêu cứu
"Vua điều" vừa kêu cứu



Nếu như cá tra nắm thế độc quyền thì tiêu, điều hàng chục năm liền thị phần đứng đầu thế giới.

Lượng tăng không đủ bù giá

Từ năm 2000, Việt Nam trở thành nước cung cấp hồ tiêu số một thế giới, sản lượng luôn chiếm 50 - 60% thị phần toàn cầu. Năm 2014, giá trị xuất khẩu hồ tiêu vượt 1 tỉ USD, đạt 1,2 tỉ USD với sản lượng 155.000 tấn. Nhưng đến năm 2017, hồ tiêu xuất khẩu đạt tới 215.000 tấn nhưng giá trị lại giảm chỉ còn 1,1 tỉ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2018 lượng xuất khẩu tới 132.000 tấn - gần bằng cả năm 2014, nhưng giá trị thu về chỉ mới đạt 453 triệu USD.

Giá hồ tiêu đã tuột dốc không phanh, hiện tại chỉ còn 3.438 USD/tấn, bằng 1/3 so với đỉnh điểm năm 2015 là 9.577 USD/tấn. Nên năm 2015, dù lượng chỉ đạt 132.000 tấn nhưng giá trị xuất khẩu đạt tới 1,259 tỉ USD. Giá tiêu trong nước còn thê thảm hơn, hiện chỉ còn khoảng 55.000 đồng/kg so với mức đỉnh điểm 200.000 đồng/kg.

Nếu ngành tiêu làm vua tới 18 năm thì ngành điều cũng sắp tròn con số 13. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành này đang cần hỗ trợ vay tới 800 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu. Nguyên nhân của tình trạng này do số lượng doanh nghiệp tăng mạnh trong khi nguyên liệu trong nước ít, phải tăng nhập khẩu điều thô giá cao để phục vụ sản xuất. Áp lực xoay vòng vốn khiến các doanh nghiệp tranh mua tranh bán, phá giá lẫn nhau kết quả hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ phải đóng cửa. Tai hại nhất việc này kéo giá điều xuất khẩu giảm mạnh. Hiện chỉ còn 9.068 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 1.2017, giảm đến 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng này cũng giống như đối với cá tra.

Khi mới xuất khẩu, giá cá tra Việt Nam vào Mỹ hơn 4 USD/kg. Hơn chục năm trước, các doanh nghiệp trong ngành bán phá giá lẫn nhau, đến bây giờ giá cá tra vào Mỹ vẫn còn thấp hơn mức cũ. Cộng với phải đối mặt với hàng loạt rào cản kỹ thuật, thuế quan, truyền thông bôi bẩn… ở cả Mỹ và châu Âu, con cá tra Việt Nam phải tìm đường sang Trung Quốc. Mới đây Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết Mỹ nhập khẩu cá tra, basa từ Trung Quốc với mức giá tới 6,77 USD/kg trong khi giá nhập khẩu từ Việt Nam chỉ khoảng 3,42 USD/kg. Năm 2017, Trung Quốc bắt đầu tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam, cùng thời gian trên Trung Quốc tăng xuất khẩu cá tra vào Mỹ và tổng giá trị xuất khẩu cả năm đạt 37 triệu USD. Tương quan trên đặt nghi vấn, liệu Trung Quốc có nhập cá tra Việt Nam với giá rẻ rồi xuất khẩu qua Mỹ kiếm chênh lệch?


 

Biểu đồ xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam
Biểu đồ xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam



Làm "vua sản lượng" hay "vua" kiểu Nhật?

Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu tôm đạt giá trị kỷ lục 3,8 tỉ USD, tăng tới 22% so với năm 2016 nhờ Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi hơn các đối thủ ở thị trường EU còn Ấn Độ bị hạn chế vì các vụ bê bối kháng sinh. Ngành tôm Ấn Độ từ năm 2013 đã vượt qua Thái Lan trở thành nguồn cung tôm lớn nhất thế giới. Ấn Độ xuất khẩu đạt 3,7 tỉ USD năm 2016 với 600.000 tấn tôm và đặt mục tiêu đến năm 2020 sản xuất tới 1 triệu tấn tôm. Nhưng trong năm 2017, con tôm của Ấn Độ gặp hàng loạt vấn đề về kháng sinh và thuế quan ở nhiều thị trường. Sản lượng tăng, đầu ra khó khăn, giá tôm tại Ấn Độ đang ở mức thấp nhất thế giới.

Đối với con tôm, ngoài Ấn Độ và Việt Nam còn có hàng loạt tên tuổi lớn khác như: Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Ecuador, Argentina, Bangladesh… vì vậy, giấc mơ 10 tỉ USD xuất khẩu tôm được đánh giá là không tưởng. Theo GS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, thị trường tôm toàn cầu chỉ khoảng 13 tỉ USD, với tốc độ tăng 5 - 7%/năm làm sao tới 2025 đạt giá trị 30 tỉ USD mà Việt Nam lại đòi chia phần tới 10 tỉ USD? Mục tiêu đó chưa xem xét bối cảnh tổng thể của thế giới.

Khi nguồn cung chiếm số lượng áp đảo, giá đi xuống, đó là cái kết của hầu hết các “ông vua” sản lượng, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới.


 

 Việt Nam nên tập trung nâng cao chất lượng nông sản
Việt Nam nên tập trung nâng cao chất lượng nông sản



Xét về giá trị, nông sản Nhật Bản mới chính là vua thực sự của thế giới khi một ký thịt bò Kobe có giá khoảng 3.000 USD, một trái xoài đỏ có giá 20 - 30 triệu đồng, một chùm nho có giá cả trăm triệu đồng. Tất nhiên, đó chỉ là những trường hợp cá biệt, nhưng điểm chung của nền nông nghiệp Nhật Bản ngoài chất lượng cao và an toàn, người Nhật luôn tìm cách tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm qua cách chăm sóc, chế biến, bảo quản, đóng gói, quảng bá… Họ đã định vị thành công sản phẩm của mình trong lòng người tiêu dùng thế giới.

Chạy theo số lượng hay chất lượng, Nhật Bản và kết cục của các ông vua sản lượng như nói trên là câu trả lời rõ ràng nhất.  Chuyển từ lượng sang chất là một quá trình dài và đầy khó khăn, không chỉ cần quyết tâm mà cả chiến lược bài bản cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu giống đến nuôi trồng, chế biến. Tuy nhiên, nếu không làm từ bây giờ thì nông nghiệp Việt Nam nhiều năm nữa vẫn mãi luẩn quẩn trong câu chuyện của hiện tại “lượng tăng không đủ bù giá giảm” còn nông dân mãi lao đao.

Chí Nhân (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.