Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Tường bong tróc, nứt toác…

Sau gần 30 năm được đưa vào phục vụ công tác giảng dạy, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) đang trở thành mối lo thường trực đối với giáo viên và hàng trăm học sinh ở nơi đây.

Điểm trường này có 5 lớp với 121 học sinh, thì hiện cả 5 phòng học đều trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, rệu rã chờ chực sụp đổ. Tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp ảnh hưởng không nhỏ đến việc giảng dạy và học tập cũng như tâm lý bất ổn của các em học sinh và giáo viên.

Học sinh phải học trong những căn phòng xuống cấp, thấm dột. Ảnh: NN
Học sinh phải học trong những căn phòng xuống cấp, thấm dột. Ảnh: NN

Theo ghi nhận của PV, nhiều mảng tường của phòng học bị bong tróc, mái tôn gỉ sét và mục nát, thấm dột. Ngoài ra, hệ thống xà gồ, cửa bị hư hỏng, dọc hành lang phòng học nhiều trụ bê tông và máng nước nứt toác thành từng mảng lớn. Những phòng học chẳng khác nào “tử thần” chờ chực.

Ông Phùng Bá Vương - Chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) thừa nhận, hiện trạng xuống cấp, hư hỏng của các phòng học ở Trường Tiểu học số 2 Bình Châu đang là nỗi lo của địa phương, nhất là trong mùa mưa bão. Địa phương đã đề nghị cấp trên quan tâm, sớm khắc phục sửa chữa, xây mới để đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu dạy, học cho giáo viên và học sinh.

Hiện ở Quảng Ngãi đang bước vào mùa mưa bão, việc trường xuống cấp khiến học sinh và giáo viên ở điểm trường Phú Quý càng thêm thấp thỏm lo âu.

Chỉ tay lên những điểm bong tróc, cô giáo Bùi Thị Mỹ Duyên cho biết, hầu hết các bức tường đều bị bong tróc, không ít mảng tường xuất hiện các vết nứt kéo dài.

Những hôm trời mưa lớn nước tạt vào trong phòng nên cô trò phải lo di chuyển bàn qua một bên để khỏi bị ướt.

“Những ngày gió lớn, nhiều hôm phải xin nhà trường cho nghỉ học để đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh. Với tình trạng mưa bão như hiện nay và sắp tới thì thầy cô và học sinh ở đây đều rất lo lắng… mong sao chính quyền sớm đầu tư, xây trường mới để công tác dạy và học được tốt hơn”, cô Duyên chia sẻ.

Em Phạm Như Quỳnh (học sinh lớp 4A) bày tỏ, mỗi lần trời mưa, mái tôn ở trường cứ rung ầm ầm. Nước mưa còn hắt vào lớp học làm ướt hết sách vở. Chúng con chỉ mong được có trường mới để học.

Sớm khắc phục sửa chữa, xây mới

Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Bình Châu Phan Văn Cừ cho biết, ngoài điểm trường Phú Quý, thì tại điểm trường Định Tân cũng có 4 phòng học bị xuống cấp nặng, ảnh hưởng đến việc học tập của 72 học sinh. Thậm chí, ngay tại điểm trường chính của trường với 335 học sinh cũng có 8 phòng chức năng xuống cấp nghiêm trọng.

Tại phòng thư viện la phông đã bị đổ sập hoàn toàn, các thầy cô giáo phải dùng bạt để che chắn các kệ sách. Để đảm bảo an toàn, nhà trường không cho các em học sinh vào thư viện ngồi đọc sách mà chỉ mượn sách đem về phòng học để đọc, nghiên cứu tài liệu.

Theo thầy Cừ, tại điểm trường Phú Quý các thầy cô giáo cùng học sinh ở đây phải giảng dạy và học tập trong môi trường quá nguy hiểm. Nỗi bất an của thầy và trò khiến các bậc phụ huynh nơm nớp lo sợ. Nguyên nhân chính khiến điểm trường xuống cấp là do công trình này đã được xây dựng từ quá lâu.

“Chúng tôi đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Vấn đề thiếu thốn cơ sở vật chất đang ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học. Rất mong các cấp quan tâm đầu tư xây dựng mới để đảm bảo việc dạy và học được an toàn. Cứ tình trạng như thế này chúng tôi vừa dạy học vừa lo”, thầy Cừ nói.

Theo Nguyễn Ngọc (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.