Vu vơ phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà tôi ở ngoại ô. Thỉnh thoảng, tôi nghĩ mình cần phải ra phố. Không vì một cuộc hẹn nào cả. Chỉ là khi nỗi trống vắng phủ đầy lên tất thảy, tôi chẳng thể làm gì hơn.
Phố không đẹp đến mức có thể quyến rũ mọi ánh nhìn. Nhất là bây giờ, người ta vội quá. Nhưng phố có những gì chúng ta cần, ngay cả lúc sực nức mùi vị, rực rỡ thanh âm hay đìu hiu trong cái màu xám chì của những ngày chẳng có gì ngoài cơn mưa buồn bã. Phố như một bức họa mà những gì thuộc về nó đều được sắp xếp một cách tài tình. Gương mặt phố có lúc hồng hào, có lúc xanh xao như ủ bệnh nhưng bao giờ cũng hiền hòa đến nao lòng. Dù là một cửa hiệu đóng rêu những món hàng, một chiếc ghế ngồi thân quen hay từng ngã rẽ thơm mùi gió…
Phố có tình thâm. Phố nhiều kỷ niệm. Mà kỷ niệm là ngọn lửa nung lại những gì đã nguội lạnh. Ngày tháng này đang đi đến tận cùng mùa hạ, tôi lang thang phố để tạm nguôi đi những ngán ngẩm trì níu mình chừng ấy thời gian. Phố như tráng men lên tất cả, che đậy hết những thiệt thòi, buồn tủi chóng vánh của mỗi người. Bởi thế, không phải cứ muốn là thấy hết được cái thẳm sâu trong lòng phố. Trời ban cho phố cái hỗn độn muôn màu. Ở đó, người này lẩn trốn, người kia kiếm tìm. Cũng tại đó, trú ẩn bao tiếng kêu gào thầm thì hay đôi mắt thẫn thờ bị gió xua thành sương. Phố lặng lẽ có mặt cho những khổ nhọc riêng tư. Nét dịu dàng phố chườm lên những vết thương đô thị bằng sự chân thành nguyên sơ của mình.
Có vài lần tôi đi trên phố, thấy phố buồn tênh, dù hai bên đường vẫn dằng dặc những mái nhà rực rỡ đến lạ kỳ. Phố như dòng sông mệt lả vẫn phải trôi nhanh trên những mũi giày. Tôi cũng chợt gỗ đá bàn chân. Người ta bảo yêu thương nào mà chẳng phải đánh đổi những nhọc nhằn. Phố cứ rộng vòng tay đón đợi bao niềm thương nỗi nhớ, nên cứ một mình… đau. Tôi chưa bao giờ có can đảm xa rời phố. Yêu phố, nhiều khi tôi bất lực với chính ngôn từ của mình. Mà dẫu có cố khơi lên đi chăng nữa thì cũng dễ rơi vào cái trạng huống hệt như Trịnh Công Sơn viết: “Ngôn ngữ vẫn thường mang vẻ giả tạo trên đó rồi”. Tôi biết vậy nên thôi!
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tôi tìm phố đông, cốt là để nối chút hân hoan. Và bởi vì cố tìm nên tôi mới có cơ hội thấy phố trầm tư như thế. Dốc phố xuôi theo những hàng cây cúi mặt đợi chờ, làm cho bài thơ tôi ngập ngừng không dám viết. Cà phê thơm lừng lề phố, như mách bảo, như gọi mời. Tôi muốn nán lại với phố, để “gần bên mà không vừa nỗi nhớ”, để lời ca này một sớm nào đó cởi hộ lòng tôi:
“Mùa đi ngang phố, hay phố không mùa nữa
Chỉ một vùng nỗi nhớ, ùa trên phố rất vội
Người mỉm cười nơi ngõ vắng
Bỏ quên phía sau một mùa lá về trên con đường
Còn nguyên nỗi xót xa
Từng hàng cây nơi ngõ vắng như vẫy tay vội vã
Mùa đi mang theo lá úa phủ rơi kín con đường
Người giật mình nơi cuối phố
Gạt nước mắt rơi nơi mùa đi ngang phố năm nào
Rồi xa rất xa như lá bay không về”...
Nhìn hình hài của phố trong đôi ba khoảnh khắc, tôi dường như đã hiểu một điều gì đó khó nói lắm. Cái ý nghĩa đơn độc thường ngày vẫn đeo bám tôi mãi. Vậy mà có lúc, giữa phố, tôi thấy mình thực ra không hoàn toàn là một cái ta riêng lẻ. Có phải, tôi nối vào người đi ngoài phố thành một dòng sinh mạng liên tục chảy trôi hay không? Nghĩ mãi mà không sao thấu suốt.
Phố vẫn phố dù nắng hay mưa dầm. Còn tôi cứ lang thang và vu vơ như thế. Vì chẳng bao giờ hiểu tận tường về phố nên tôi hay vu vơ. Mà có gì phải xấu hổ cơ chứ. Bởi như ai đó đã từng nói: “Thế gian đâu chỉ có những điều hữu ích mà còn có những điều vu vơ”.
LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null