Vũ điệu tháng ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng 3 về, Tây Nguyên như cô gái đến tuổi trăng tròn, bỡ ngỡ diện lên mình bộ váy rực rỡ sắc màu, biết soi gương e ấp duyên dáng với má đỏ môi hồng tóc chấm eo thon. Tháng 3, Tây Nguyên mừng lễ hội lớn nhất trong năm, lễ hội cà phê đón bao du khách gần xa, vậy nhưng vẫn ngại ngùng náu mình trong nụ cười duyên dưới ánh nắng vàng lấp lánh.
Vũ điệu tháng 3 đẹp long lanh trên từng cánh ong vàng thơm hương mật bung phấn hoa bay bay. (ảnh internet)
Vũ điệu tháng 3 đẹp long lanh trên từng cánh ong vàng thơm hương mật bung phấn hoa bay bay. (ảnh internet)
Tháng 3, bầy ong đua nhau từng đàn bay lấy mật trên từng cụm hoa đủ sắc màu. Nhưng độ này, có hoa nào sánh bằng nét quyến rũ của những chùm hoa cà phê đung đưa trong nắng. Bạn bè gần xa ngóng núi, dặn người nơi miền sơn cước nhớ chụp nhiều ảnh hoa cà phê, bởi uống cà phê hoài mà chưa bao giờ được chạm tay vào từng cụm mây bé nhỏ ấy. Bỗng nhớ có lần cũng vào tháng 3, gửi bạn cà phê rang xay của núi rừng, bạn uống mà chếnh choáng… say hương vị cà phê quá thật, khác hẳn thứ cà phê pha trộn đâu đó ở hàng quán.
Tháng 3, vụ lúa Đông Xuân chị hàng xóm đã gặt, phơi vàng óng sân. Một ụ rơm vừa xuất hiện nơi đầu ngõ. Chiều buông màn, bước chân đã vội vàng nhún nhảy ngồi bên ụ rơm thơm mà hít hà hương đồng, buồng phổi tham lam hít căng chẳng muốn thở ra, cho từng tế bào rung lên theo nhịp mùa mới. Chờ đêm buông, sương lành lạnh se da mới nghe được tiếng dế tiếng ve ru đêm. Thương con ve sầu bao nhiêu năm làm kiếp ấu trùng, chỉ ca hát được một mùa hè khát nắng. Vậy nên chẳng dám giận tiếng ve những đêm khó ngủ, bởi nào phải lỗi tại tiếng ve.
Cơn nắng gắt gỏng như hờn mưa chưa chịu về chào mùa mới. Nắng làm da bỏng rát, khiến trẻ con da mỏng gót hồng lưng nổi rôm khóc mớ nửa đêm. Đêm tháng 3 sao trời lấp lánh, gió thổi êm êm qua khe cửa nhỏ, đang nghe thanh âm của đêm rơi ngọt bỗng giật mình bởi tiếng trẻ khóc vang, rồi tiếng những bà mẹ hát ru con, ru đêm dịu dàng từng nốt khẽ ngân nga. Nằm yên lặng giữa lòng đêm tháng 3, nghe tiếng ru khẽ mà tim thổn thức. Ngày bé, có đêm nào mình ngủ mơ giật thột chắc cũng được mẹ bồng bế trên tay ầu ơ. Rồi có đêm nào đó, như đêm này, mình được cất lời ru con trẻ, mình chìm vào cơn mơ mong manh.
Sớm tháng 3, vườn nhà cây trái trổ bông trút lá, dọn vườn đón mùa hè đơm trái ngọt mà hẹn lòng chờ sắc trắng hoa cà phê thơm. Mùa nối mùa nhịp nhịp xoay vòng, như vũ điệu tháng 3 đẹp long lanh trên từng cánh ong vàng thơm hương mật bung phấn hoa bay bay.
LÂM HẠ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.