Vỡ đập tràn ngăn chia 2 hồ của Biển Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mới đây, đập tràn ngăn chia hồ A và hồ B của Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai ) đã bị vỡ khiến nước trong hồ phục vụ sản xuất (hồ B) tràn vào hồ nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân thành phố (hồ A). Tuy nhiên, theo khẳng định của đơn vị chức năng thì việc nước hồ B tràn qua hồ A không ảnh hưởng chất lượng nguồn nước sinh hoạt của người dân TP. Pleiku.
Thông tin từ Chi cục Thuỷ lợi Gia Lai cho biết, đập tràn ngăn chia 2 hồ A và B của Biển Hồ bị vỡ vào rạng sáng ngày 28-9. Sau khi nắm thông tin, đơn vị đã trực tiếp đến kiểm tra và xác định phần đập tràn bị vỡ có chiều dài khoảng 10 m khiến nước từ hồ B chảy qua hồ A.
Sau khi nhận thông tin vỡ đập tràn ngăn chia 2 hồ A và hồ B, vào sáng 28-9, Chi cục đã nhanh chóng cư cán bộ có mặt để kiểm tra. Phần đập tràn này có chiều dài ước tính khoảng 20 m, rộng khoảng 1 m. Phần đập tràn bị vỡ có chiều dài khoảng 10 m, khiến nước hồ B chảy qua hồ A.
Đập tràn bị vỡ một phần với chiều dài khoảng 10 m. Ảnh: Quang Tấn
Đập tràn bị vỡ một phần với chiều dài khoảng 10 m. Ảnh: Quang Tấn
Theo ông Nguyễn Thanh Bình-Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Gia Lai-cho biết: Hồ A là nước tự nhiên dùng để cấp nước sinh hoạt cho TP. Pleiku, còn hồ B là hồ cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Pleiku, huyện Chư Pah và Ia Grai. Trước năm 2011, khi chưa xây dựng đập tràn này, nước 2 hồ thông với nhau. Đến năm 2011, trước lo ngại về việc dân sản xuất vùng thượng lưu hồ B sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu tràn xuống hồ A gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Gia Lai đã xây đập tràn để ngăn chia hồ A và hồ B, không cho nước 2 hồ chảy qua lại.
Sau khi xảy ra vỡ đập tràn, UBND TP. Pleiku đã tổ chức cuộc họp với phía Công ty cổ phần Cấp thoát nước Gia Lai. Tại đây, Công ty cho biết sẽ tổ chức khắc phục sự cố này khi thời tiết thuận lợi.
Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Đình Vinh-Phó Giám đốc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Gia Lai-cho biết, đập tràn nói trên do đơn vị đầu tư xây dựng để giữ nước hồ A đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân thành phố. Qua kiểm tra, nguyên nhân đập tràn vỡ là do nước lũ từ hồ B tràn qua làm xói lở, bể một đoạn đập tràn. Khi nào thời tiết nắng ráo, đơn vị sẽ tiến hành khắc phục, tránh mất nước.
Cũng theo ông Vinh khẳng định, việc nước từ hồ B tràn qua hồ A không gây ảnh hưởng về chất lượng nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho người dân thành phố. Đơn vị thường xuyên lấy mẫu xét nghiệm và chất lượng đều đảm bảo. Sau sự cố vỡ đập tràn ngăn hồ B và hồ A, đơn vị tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm nước. Kết quả các mẫu nước trong thẩm quyền xét nghiệm của đơn vị đều đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, đơn vị cũng lấy 2 mẫu nước thô (nước của hồ khi chưa xử lý) và nước sạch để gửi đi TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm các chỉ số nhằm đánh giá chất lượng nước cũng như để so sánh. Khi nào có kết quả, đơn vị sẽ công bố để người dân an tâm.
QUANG TẤN
 

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.