Vinh quang Việt Nam 2023: Người thầy hơn 20 năm tìm cách để học trò được sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vinh quang Việt Nam 2023 - Sáng tạo là một trong những năng lực quan trọng, cần có với mỗi con người. Đây cũng là mục tiêu mà giáo dục Việt Nam cần hướng tới, để đào tạo ra những thế hệ chủ động, bản lĩnh và tự tin hội nhập.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề giáo, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng luôn theo đuổi triết lí giáo dục đó, bắt đầu từ những hành động nhỏ là nỗ lực tìm cách để học trò được học nghề mình thích, phát huy được năng lực sáng tạo của mình. PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng xứng đáng là tấm gương điển hình cho ý chí vươn lên, mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, xã hội theo định hướng của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng - Giám đốc Đại học Bách Khoa Hà Nội động viên sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp, sáng tạo. Ảnh: Bích Hà

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng - Giám đốc Đại học Bách Khoa Hà Nội động viên sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp, sáng tạo. Ảnh: Bích Hà

Sáng tạo làm nên “chất Bách Khoa”

Không thích nói nhiều về mình, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết, suy nghĩ rất thực tế và tư duy logic... những cảm nhận mà chúng tôi vẫn gọi là “chất Bách Khoa” khi trò chuyện với PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng - Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhân dịp ông vinh dự trở thành một trong những cá nhân tiêu biểu được tôn vinh trong chương trình "Vinh quang Việt Nam 2023".

Trong suốt câu chuyện, ông nhắc nhiều đến những buổi chia tay xúc động với học trò. Khi trong những ngày tháng 5 và tháng 6 này, nhà trường tổ chức lễ tốt nghiệp cho hàng nghìn sinh viên, tiễn các em bước vào cánh cửa mới của cuộc đời, với lời dặn dò: Hãy xứng đáng là con người Bách khoa, luôn lan tỏa giá trị của lao động sáng tạo và tinh thần tận hiến.

“Sáng tạo và tận hiến”, với PGS Huỳnh Quyết Thắng trước hết là dám ước mơ và nỗ lực không ngừng để thực hiện ước mơ đó. Và hơn 20 năm qua, khi bắt đầu rẽ hướng sang nghề giáo, chọn Bách khoa là bến đỗ, ông đã nỗ lực để thực hiện điều đó, trở thành tấm gương cho các thế hệ học trò, đại diện cho con người Bách Khoa luôn chính trực, trách nhiệm, sáng tạo và xuất sắc.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống hiếu học, từ nhỏ, PGS Huỳnh Quyết Thắng dành niềm yêu thích đặc biệt với khoa học máy tính. Nhưng cái duyên với nghề giáo đeo đuổi, năm 1998, khi đã nhận học vị tiến sĩ ngành khoa học máy tính và thông tin tại Trường đại học Kỹ thuật Varna, Cộng hòa Bulgaria và làm ở môi trường doanh nghiệp với thu nhập rất tốt, ông quyết định rẽ hướng sang nghề giáo với vai trò là giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Lúc đó, ông có khát khao mang kiến thức mình đã học ở nước ngoài để cùng những nhà giáo tâm huyết ở Bách khoa viết nên những kỳ tích về sự đổi mới, sáng tạo.

Nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực kỹ thuật phần mềm, PGS Thắng đã ứng dụng các kỹ thuật mới nhất, hiện đại nhất để thực hiện chuyển đổi số trong ngôi trường của mình và đóng góp cho công cuộc chuyển đổi số của đất nước. Với ông, chuyển đổi số không đơn giản dừng lại ở việc dạy và học qua mạng mà còn dựa trên 4 công nghệ nền tảng bao gồm Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn, Trí tuệ Nhân tạo và Internet vạn vật để tái cấu trúc lại dịch vụ và sản phẩm, tạo đột phá về môi trường trải nghiệm giáo dục đại học.

Một trong những sản phẩm tiêu biểu cho khả năng sáng tạo mang dấu ấn của tập thể lãnh đạo, giảng viên Đại học Bách Khoa Hà Nội là phần mềm lọc ảo, hỗ trợ trong xét tuyển đại học. Bằng việc sử dụng phần mềm để lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn, Bách Khoa Hà Nội đã giúp hàng trăm trường đại học ở phía Bắc dễ dàng trong công tác tuyển sinh, xác định điểm chuẩn, số lượng học sinh trúng tuyển một cách chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí. Các hướng nghiên cứu của PGS Thắng và giảng viên trong xử lí và phân tích dữ liệu lớn trong công nghệ phần mềm đã giúp Bách khoa trở thành ngôi trường đi đầu trong nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ.

Từ 2009 đến nay, trên cương vị là người quản lí, PGS Huỳnh Quyết Thắng trở thành thần tượng của nhiều thế hệ sinh viên, khi luôn giữ chất mộc mạc, chân thành của người Bách khoa và tạo mọi nguồn lực để mỗi nhà giáo, mỗi sinh viên Bách Khoa có cơ hội được thể hiện khả năng, sự sáng tạo của mình trong nhiều lĩnh vực. Điều này đã được chứng minh bằng việc Đại học Bách khoa Hà Nội lọt top 801-1000 trường đại học tốt nhất thế giới; trở thành trường đại học có sinh viên được nhiều doanh nghiệp săn đón nhất từ khi chưa ra trường.

Đặc biệt, trong thời gian cả nước căng mình chống dịch COVID-19, nhà giáo ưu tú Huỳnh Quyết Thắng, thầy và trò Đại học Bách khoa Hà Nội đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chỉ đạo và tạo điều kiện để các giảng viên, sinh viên thực hiện sáng chế, chế tạo thành công nhiều sản phẩm như dung dịch khử khuẩn, bộ kit thử nhanh virus corona RT-Lamp, buồng khử khuẩn toàn thân di động, robot tự hành giám sát truyền dịch... Đây là những việc làm thiết thực, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Lan tỏa ý tưởng sáng tạo vì cộng đồng

Hiện nay, là người đứng đầu của một cơ sở giáo dục có quy mô đào tạo hàng nghìn sinh viên, phải lo cuộc sống, đảm bảo thu nhập cho khoảng 2.000 cán bộ, giảng viên, người lao động, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng thừa nhận có rất nhiều áp lực. Đặc biệt, sau quá trình tự chủ đại học, Bách khoa Hà Nội đã tiến lên một bước mới, trở thành một trong hai trường đại học công lập trên cả nước có doanh thu trên 1.000 tỉ đồng, khẳng định được thương hiệu riêng. Làm thế nào để phát huy và phát triển hơn nữa, để vượt qua các đỉnh cao đã xác lập?

“Không có cách nào khác phải tiếp tục sáng tạo và trong hành trình đó, con người là chủ thể, là động lực phát triển. Tôi luôn trăn trở làm sao để phát huy được năng lực sáng tạo của các thầy cô một cách tốt nhất. Làm thế nào để người học được học nghề ham thích, phát huy được năng lực sáng tạo của các em. Sinh viên được tham gia quá trình đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, từ đó trở thành người có ích hơn cho xã hội”- Giám đốc Đại học Bách khoa chia sẻ.

Từ những trăn trở đó, ông và các lãnh đạo của nhà trường đã kết nối với các cựu sinh viên, doanh nghiệp để thành lập Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo - BK Fund, là nơi sinh viên chỉ cần có ý tưởng, dám nghĩ, dám làm, dám khởi nghiệp. Các thầy cô, nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa, các cựu sinh viên, doanh nghiệp sẽ đồng hành để cùng biến ý tưởng thành những sản phẩm, dự án hữu ích, ứng dụng được trong đời sống.

Gắn học với hành, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội... cũng là hướng mà PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng và tập thể giảng viên, sinh viên Bách khoa Hà Nội đang hướng tới. Bởi theo quan niệm của thầy: “Sẽ rất lãng phí nếu trong suốt 5 năm đại học, một em sinh viên nào đó đặc biệt xuất sắc, có nhiều ý tưởng hay nhưng những ý tưởng ấy chỉ dừng lại ở một đồ án tốt nghiệp loại xuất sắc, mà không lan tỏa được ý tưởng sáng tạo ra cộng đồng”.

Là một trong những cá nhân và tập thể được vinh danh tại chương trình "Vinh quang Việt Nam năm 2023", PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng là tấm gương điển hình về khơi dậy khát vọng phát triển đất nước theo định hướng của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hơn 20 năm làm việc tại Bách khoa Hà Nội, ông có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng tuyển sinh, tham gia xây dựng đề án chuyển đổi mô hình tổ chức của Bách khoa Hà Nội hướng tới một đại học đa ngành, đa lĩnh vực ngang tầm quốc tế và góp phần nâng cao vị thế của trường trên hệ thống xếp hạng thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.