Việt Nam thiếu lao động vì làn sóng chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo ghi nhận của Navigos Group, nhiều công ty FDI đã có kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và đứng trước thách thức lớn trong việc tuyển dụng nhân sự.
Đây là một trong số những kết quả nghiên cứu được Tập đoàn Navigos Group nêu trong báo cáo về nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại thị trường Việt Nam quý IV/2018.
Theo đó, từ cuối năm 2018, thị trường lao động Việt Nam đã ghi nhận những tác động của hiệp định thương mại tự do và nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Nhu cầu lao động tăng mạnh do nhà máy FDI từ Trung Quốc chuyển sang
Theo ghi nhận của Navigos Group, các công ty FDI trong lĩnh vực công nghiệp điện tử đã có kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Tuy nhiên, việc này khiến các doanh nghiệp đứng trước thách thức lớn trong việc tuyển dụng nhân lực bởi mức lương đề xuất không có sự cạnh tranh so với các doanh nghiệp hiện tại trên thị trường. Điều này khiến các ứng viên vẫn còn dè chừng trước quyết định chuyển việc sang một môi trường mới tại các nhà máy FDI mới.
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp trong lĩnh vực điện, điện tử tại Hải Phòng và Bắc Ninh trong quý IV/2018 vừa qua cũng có kế hoạch mở rộng quy mô lớn hơn. Cùng với những doanh nghiệp mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2019 khiến nhu cầu nhân lực trong mảng này tăng mạnh.
Trước làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam và kế hoạch mở rộng quy mô, mảng sản xuất điện tử dự đoán tiếp tục tăng mạnh về nhu cầu tuyển dụng trong năm 2019, bao gồm các lĩnh vực nhân sự cấp trung và cấp cao, thuộc các vị trí như quản lý nhà máy; giám sát; cấp quản lý và trợ lý cho khối văn phòng...

Nhiều doanh nghiệp FDI đã có kế hoạch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ảnh minh họa: Reuters.
Nhiều doanh nghiệp FDI đã có kế hoạch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ảnh minh họa: Reuters.
Cùng với đó, sự cạnh tranh của thị trường thương mại điện tử với các tên tuổi lớn, có nguồn tài chính dồi dào, ngành điện tử tiêu dùng thể hiện rõ ràng hơn về xu hướng chuyển đổi mạnh các kênh bán hàng từ truyền thống sang trực tuyến.
Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đều có kế hoạch mở rộng mặt hàng kinh doanh và phạm vi kinh doanh trong năm 2019 và vẫn còn những thị trường ngách mà các công ty muốn khai thác.
Sau tết, dự đoán lĩnh vực điện tử tiêu dùng sẽ tăng mạnh về nhu cầu tuyển dụng, một số công ty sẽ vào thị trường Việt Nam, đó sẽ là một cơ hội lớn cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng
Nhu cầu về các vị trí marketing trong ngành ngày càng tăng, đặc biệt là đến từ các công ty đa quốc gia. Trong bối cảnh nhân sự đang có phần thiếu hụt, các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn chấp nhận tuyển ứng viên đến từ ngành khác như ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Vốn FDI vào bất động sản đẩy mạnh nhu cầu tuyển dụng
Báo cáo của Navigos Group lần này cũng cho biết trong năm 2019 ghi nhận các nhà đầu tư đang có kế hoạch điều chỉnh danh mục đầu tư (cả trực tiếp và gián tiếp), từ đó tác động đến chuỗi cung ứng, dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản của Việt Nam.
Hiện tại, động lực thu hút FDI tới Việt Nam chủ yếu đến từ 2 xu hướng, gồm dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và đầu tư FDI để phục vụ chính thị trường tiêu dùng trong nước và ASEAN.
Trong quý cuối cùng của năm 2018, thị trường bất động sản ghi nhận sự xuất hiện của các siêu dự án, khiến các sàn giao dịch mới tăng mạnh, kéo theo nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến kinh doanh và marketing.
 Theo Navigos Group, nhân sự trong ngành bất động sản sẽ được hưởng lợi khi thị trường này phát triển ổn định trong năm 2019. Ảnh: Tiến Tuấn.
Theo Navigos Group, nhân sự trong ngành bất động sản sẽ được hưởng lợi khi thị trường này phát triển ổn định trong năm 2019. Ảnh: Tiến Tuấn.
Trong năm nay, dự kiến thị trường bất động sản sẽ tăng trưởng ổn định. Loại hình chung cư tiếp tục phát triển do còn nhiều dư địa, nhân lực liên quan đến các vị trí đầu tư kinh doanh cũng sẽ được chú trọng tuyển dụng.
Bên cạnh đó, thị trường nhà đất tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh lân cận Hà Nội và tập trung nhiều khu công nghiệp có thể sẽ rất sôi động, kéo theo thị trường tuyển dụng tại đây sẽ sôi động hơn.
Trong khi đó, việc các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực cũng sẽ tác động nhiều tới ngành dệt may trong nước, đặc biệt là việc thúc đẩy xuất khẩu. Đồng thời, với lợi thế về mức giá nhân công cạnh tranh Việt Nam thu hút được nguồn vốn đầu tư FDI mạnh mẽ hơn, từ đó nhiều việc làm mới cũng được tạo ra.
Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Trung Quốc, và cả các công ty nội địa Trung Quốc thuộc lĩnh vực hàng dệt may, giày dép, đồ dùng thể thao… cũng có xu hướng chuyển các đơn hàng và hoạt động sang các nước khác nhằm tránh đánh thuế cao.
Trong khối ASEAN, Việt Nam được đánh giá là tiềm năng và cạnh tranh nhất cho việc dịch chuyển của các doanh nghiệp này.
Theo đó, tất cả những yếu tố này sẽ khiến thị trường lao động của Việt Nam trong năm 2019 sôi động hơn, đặc biệt là những vị trí lao động tại các nhà máy sản xuất lớn, có vốn đầu tư nước ngoài.
Quang Thắng (zing)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.