Việt Nam có 2 thành phố được UNESCO công nhận 'thành phố học tập toàn cầu'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sa Đéc và Vinh được UNESCO công nhận nhờ triển khai việc học tập suốt đời ở cấp độ địa phương.

Thành phố Vinh được công nhận là thành viên Mạng lưới Các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO UNESCO
Thành phố Vinh được công nhận là thành viên Mạng lưới Các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO UNESCO
Trong thông cáo đưa ra ngày 23.9, tổ chức UNESCO cho hay Việt Nam có 2 thành phố tham gia Mạng lưới Các thành phố học tập toàn cầu (GNLC), cùng với 53 thành phố khác từ 27 quốc gia.
Theo đó, Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) và Vinh (Nghệ An) được công nhận nhờ thành tích là điển hình trong việc áp dụng học tập suốt đời ở cấp độ địa phương.
“Các thành phố này đã chứng tỏ rằng việc thực hành và các chính sách học tập suốt đời hiệu quả có thể hỗ trợ phát triển các thành phố mang tính bao hàm, an toàn, có sức bật và bền vững”, theo UNESCO.
Với đợt công nhận này, mạng lưới GNLC của UNESCO nâng lên tổng cộng 230 thành phố tại 64 nước. Các thành viên mới sẽ được giới thiệu trong một sự kiện trực tuyến ngày 23.9.
Theo ông David Atchoarena, giám đốc Viện Học tập suốt đời (UIL) của UNESCO, đại dịch Covid-19 cho thấy nhu cầu xây dựng các hệ thống giáo dục có sức bật tốt hơn trong tương lai. Trong khi đó, với hơn phân nửa dân số toàn cầu sống tại các đô thị, những thành phố phải trở thành tâm điểm.
“Tôi nồng nhiệt chào mừng các thành phố Sa Đéc và Vinh, cùng với các thành viên mới khác tham gia GNLC và rất mong cùng họ tiến đến mục tiêu đảm bảo học tập suốt đời cho tất cả mọi người”, ông chia sẻ.
Theo Khánh An (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.