Việc giải quyết của UBND huyện là đúng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vừa qua, Báo Gia Lai có nhận đơn khiếu nại của ông Trần Hoàng Linh (20 Nguyễn Văn Cừ, phường Diên Hồng, TP. Pleiku), nội dung như sau: Năm 1988 vợ chồng ông Trần Hoàng Linh và bà Hoàng Thị Liễu có nhận sang nhượng lại của ông Huỳnh Hòa 1.000 m2 đất (ghi là đất khai phá từ năm 1975), giấy sang nhượng không có xác nhận của UBND xã Ia Dêr (huyện Ia Grai).
Ngày 15-9-1988, bà Hoàng Thị Liễu (vợ ông Linh) có làm đơn xin xây dựng nhà ở và được UBND xã đồng ý. Trên thực tế bà Liễu có làm một căn nhà gỗ lợp ngói. Đến năm 1990, công trình thủy điện Ia Ly khởi công xây dựng, vì lý do an toàn khi khai thác đá tại khu vực này nên Ban Sê San đã hỗ trợ gia đình ông Linh di dời nhà cửa đi nơi khác. Ông Linh cho biết: Ban Sê San chỉ yêu cầu di dời nhà cửa còn đất và cà phê mới trồng, gia đình ông tiếp tục canh tác và được quyền sử dụng. Thế nhưng khi ông chuyển nhà chưa được bao lâu thì toàn bộ cà phê và hoa màu đều bị phá bỏ.
Năm 1999, ông Linh có đơn xin lại lô đất trên và được cán bộ Địa chính xã Ia Dêr đo đạc và vẽ sơ đồ lại vị trí lô đất mà trước đây ông Linh đã sử dụng (xin nói rõ là sơ đồ này không có xác nhận của UBND xã Ia Dêr). Ngày 18-8-2000, UBND huyện Ia Grai đã ban hành Quyết định số 521/QĐ-CT giải quyết khiếu nại của bà Hoàng Thị Liễu, nội dung quyết định hủy bỏ việc sang nhượng đất giữa ông Huỳnh Hòa và bà Hoàng Thị Liễu, với lý do “Nhà nước nghiêm cấm việc mua, bán đất trái phép (Điều 5 của Luật Đất đai năm 1987). Sau đó ông Trần Hoàng Linh tiếp tục có đơn khiếu nại và UBND tỉnh Gia Lai giải quyết bằng Quyết định số 09/QĐ-CT ngày 6-1-2003, trong đó thể hiện rõ: “Không công nhận nội dung xin lại lô đất 1.000 m2 tại xã Ia Dêr, huyện Ia Grai của ông Trần Hoàng Linh. Công nhận Quyết định số 521/QĐ-CT ngày 18-8-2000 của UBND huyện Ia Grai”.
Căn cứ những quy định của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng đất đai, Báo Gia Lai trả lời để ông  Linh biết: Việc sang nhượng diện tích 1.000 m2 đất vào năm 1988 giữa ông Huỳnh Hòa và bà Hoàng Thị Liễu là không hợp pháp. Về phần đất ông, bà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định nên khiếu nại  xin lại lô đất nói trên để sử dụng là không hợp pháp và Quyết định của UBND tỉnh ngày 6-1-2003 là quyết định giải quyết cuối cùng.
Trong đơn ông Linh có nêu những khó khăn của gia đình ông và đề nghị huyện tạo điều kiện cấp cho ông một lô đất khác (dọc hai bên đường từ xã Ia Dêr đến Nghĩa trang Liệt sĩ huyện) để ông thuận tiện trong đi lại vì sức khỏe yếu (ông Linh công tác trong lực lượng vũ trang bị tai nạn lao động, tỷ lệ thương tật 75%) nhưng qua làm việc với UBND huyện Ia Grai và các văn bản (thông báo) nêu rõ: Hiện nay quỹ đất dự phòng tại các khu quy hoạch dân cư dọc tỉnh lộ 664 không còn nên  huyện đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết nhu cầu về đất ở cho nhân dân trên địa bàn. Vì vậy UBND huyện Ia Grai không thể xem xét, giải quyết theo kiến nghị của ông được.        
L.H

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.