Vì sao rau sạch chưa "sống khỏe"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ai cũng muốn được dùng rau sạch, hô hào “quay lưng” với “rau bẩn”. Tuy nhiên trên thực tế, “rau bẩn” vẫn lấn át rau sạch vì nhiều lý do…

Nông dân chưa mặn mà trồng rau sạch

Tân An, Cư An (huyện Đak Pơ) là vựa rau của khu vực phía Đông tỉnh, đồng thời còn xuất bán một lượng khá lớn đi nhiều tỉnh thành khác, như TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Huế… Đây cũng là vùng chuyên canh rau hình thành từ lâu đời nay với tổng diện tích hơn 2.200 ha rau mỗi năm; mỗi ngày cung ứng cho thị trường hàng trăm tấn rau xanh, tuy nhiên, xét về góc độ sản xuất rau an toàn, “rau sạch” ở đây thì vẫn còn… xa lắm.

 

 Lạm dụng các loại thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật đang là thực trạng đáng lo ngại trong sản xuất rau hiện nay. Ảnh: Lê Hòa
Lạm dụng các loại thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật đang là thực trạng đáng lo ngại trong sản xuất rau hiện nay. Ảnh: Lê Hòa

“Diện tích gieo trồng rau xanh hàng năm của xã Cư An đạt khoảng 1.080 ha, mang về nguồn thu hàng tỷ đồng cho người dân địa phương. Mặc dù thị trường rau không còn bó hẹp trong phạm vi nội tỉnh mà còn xâm nhập vào thị trường nhiều tỉnh khác, song nói về sản xuất rau của bà con đạt chuẩn hay chưa thì phải khẳng định là chưa. Ở đây, bà con hầu hết đều sản xuất rau theo phương pháp canh tác truyền thống, dựa trên kinh nghiệm và điều kiện hiện có. Do đó, việc sản xuất rau xanh vẫn còn khá manh mún, trồng rau theo phong trào nên khó làm chủ được thị trường, đặc biệt việc sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật tràn lan”-ông Nguyễn Văn Huỳnh-Phó Chủ tịch UBND xã Cư An nhận định.

Theo chia sẻ của ông Huỳnh, không phải chính quyền và người dân Cư An không quan tâm đến sản xuất rau sạch, mà vấn đề này từng được triển khai cách đây khá lâu. Được sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ, tại xã Cư An đã triển khai một vài mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng không hiệu quả vì đầu ra không được xác định rõ ràng. Tương tự, tại xã Tân An, vấn đề phát triển nghề trồng rau theo hướng bền vững, mục tiêu là xây dựng được những vườn rau sản xuất theo phương pháp an toàn cũng rơi vào tình trạng bỏ lửng. “Các đơn vị, sở ngành cũng về phối hợp với địa phương tổ chức các đợt tập huấn về kỹ thuật sản xuất rau an toàn, người dân cũng háo hức lắm. Song khi thu hoạch, giá bán không khác nhau khiến nông dân khó lòng mặn mà. Bây giờ, chính quyền xã cũng chưa tìm được cách nào hỗ trợ hiệu quả hướng đi này…”-ông Nguyễn Văn Minh-Chủ tịch UBND xã Tân An cho biết.

Bao giờ “cung” mới gặp “cầu”?

“Trồng rau theo tiêu chuẩn đòi hỏi nhiều yêu cầu nghiêm ngặt hơn từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, trong khi giá bán không cao hơn, người dân thấy tốn công, lời lãi vẫn vậy nên buông”-ông Minh chia sẻ.

Trở ngại của việc sản xuất rau an toàn chính là ở chất lượng và giá cả chưa đi đôi với nhau để đảm bảo lợi nhuận cạnh tranh cho người nông dân. Sự lỡ nhịp cầu-cung nên việc trồng rau lại quay về quỹ đạo cũ. Phải chăng người tiêu dùng không quan tâm rau sạch? Câu trả lời là không. Trong một cuộc trao đổi với phóng viên, ông Lê Huy Toàn-Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng nông-lâm-thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh), chia sẻ: “Người tiêu dùng nào cũng muốn được dùng rau đảm bảo chất lượng, an toàn. Tuy nhiên, nếu đặt vào vị trí người tiêu dùng, ai đi chợ cũng thích chọn bó rau tươi ngon, giá cả rẻ. Việc đánh giá chất lượng rau của các bà nội trợ lại chỉ mang yếu tố cảm tính thông qua quan sát bằng mắt thường. Mà rau không an toàn lại hay có mẫu mã đẹp, vậy nên rau bẩn dễ hấp dẫn người mua hơn. Ở chợ, người sản xuất không hẳn phải là người bán, họ không chịu trách nhiệm về chất lượng rau nên người mua thích gì họ sẽ lấy hàng ấy về bán, sẽ chạy hơn… Tất cả sẽ thúc đẩy một vòng quay mà ở đó rau an toàn dễ bị lép vế”.

Tại thị trường Pleiku, nhìn vào hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (xã An Phú, TP. Pleiku) sẽ phần nào hình dung được hành trình gian nan để giành giật thị phần khách hàng của sản phẩm rau sạch. “Công ty tôi hoạt động được 3-4 năm nay. Giai đoạn đầu phải nói vô cùng vất vả để tìm chỗ đứng, dù Pleiku lúc đó chưa có đơn vị nào đứng ra đảm bảo sản xuất và cung ứng rau sạch. Không phải cạnh tranh đối tác nhưng chúng tôi phải cạnh tranh với các sản phẩm rau sản xuất theo phương pháp thông thường, không theo tiêu chuẩn. Từ năm 2015 tới nay, người dân mới bắt đầu chú ý hơn đến sản phẩm của chúng tôi, hoạt động công ty nhờ thế hiệu quả hơn. Hiện nay, chúng tôi cung ứng cho thị trường khoảng 1 tấn rau xanh/ngày”-ông Nguyễn Ngọc Hoàng-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú chia sẻ.

1 tấn rau sạch mỗi ngày từ Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú sản xuất ra có lẽ còn quá ít ỏi trong tổng số hàng trăm tấn rau củ mà thị trường Gia Lai tiêu thụ và cung ứng cho các thị trường tỉnh bạn hàng ngày. Thực trạng này đủ để nói lên, rau sạch có lẽ vẫn còn gian nan lắm trong cuộc chiến giành chỗ đứng với “rau bẩn”…

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm