Vì sao nhiều cầu thủ Việt kiều "sa lầy" ở V.League?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã và đang có nhiều cầu thủ Việt kiều thử sức ở V.League nhưng không phải ai cũng thành công ở giải đấu số 1 Việt Nam.
Hai trong số những cầu thủ Việt kiều thành công nhất ở V.League là Đặng Văn Lâm và Mạc Hồng Quân. Nhờ thành công ở V.League cùng CLB Hải Phòng và tỏa sáng trong màu áo ĐT Việt Nam, Văn Lâm được Muangthong United chiêu mộ và hiện là trụ cột của đội bóng Thái Lan. Trong khi đó, Mạc Hồng Quân hiện là chân sút chủ lực của Than Quảng Ninh.
 
Lee Nguyễn từng thất bại ở CLB Bình Dương.
Tuy nhiên, để có thành công như ngày hôm nay, cả 2 từng trải qua quãng thời gian rất gian nan ở V.League và Việt Nam. Văn Lâm từng thất bại ở CLB HAGL, bị đẩy sang Lào theo dạng cho mượn (chơi cho Hoang Anh Attapeu) rồi trở lại Nga trước khi thành công ở CLB Hải Phòng.
Tương tự, Mạc Hồng Quân từng trầy trận ở các CLB Thanh Hóa, An Giang và Quảng Nam trước khi khẳng định tên tuổi trong màu áo Than Quảng Ninh.
Toni Lê Hoàng (Việt kiều Ba Lan), Wilemin Vinh Long (Việt kiều Bỉ) và Đặng Văn Robert (Việt kiều Slovakia)… cũng từng thất bại ở V.League nói riêng và với bóng đá Việt Nam nói chung.
Đến một cầu thủ đẳng cấp thế giới như Lee Nguyễn cũng từng thất bại ở V.League khi đầu quân cho CLB Bình Dương và phải hồi hương tìm kiếm cơ hội ở giải nhà Nghề Mỹ.
Những bằng chứng nói trên cho thấy V.League không phải miền đất hứa với cầu thủ Việt kiều. Vì sao?
 
Văn Lâm từng không thành công ở HAGL.
Thứ nhất, chuyển đến Việt Nam thi đấu, cầu thủ Việt kiều phải đối mặt với thời tiết vô cùng khắc nghiệt của vùng nhiệt đới (trời nóng và nhiệt độ cao) khiến họ không đủ thể lực thi đấu.
Ngoài điều kiện thời tiết khác biệt hoàn toàn so với vùng ôn đới, cầu thủ Việt kiều còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích nghi với lối sống, ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
Hơn tất cả, hầu hết đều không thể hòa nhập được với lối chơi bạo lực của V.League. Lee Nguyễn từng nói thẳng điều này sau khi rời CLB Bình Dương và tỏa sáng ở Mỹ.
Vì những yếu tố kể trên nên cầu thủ Việt kiều luôn gặp khó khăn ở V.League, dù họ có thể hình, thể lực và ý thức nghề nghiệp tốt hơn và được đào tạo cơ bản hơn.
Tú Phạm (Dân Việt/tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Nữ “kiện tướng” cà kheo

Nữ “kiện tướng” cà kheo

(GLO)- Tại Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai năm 2025, khán giả ấn tượng với những bước chạy dứt khoát, nhanh nhẹn trên đôi cà kheo của 3 vận động viên nữ đến từ thôn Đoàn Kết (xã Ia Din, huyện Đức Cơ) là Rơ Châm Dác (SN 2006), Rơ Lan Ưm và Rơ Lan Đới (cùng SN 2011). 

Hoàng Anh Gia Lai: Những gam màu trái ngược

Hoàng Anh Gia Lai: Những gam màu trái ngược

(GLO)- Sau 22 vòng đấu ở V.League 2024/2025, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã đến gần hơn với chiếc vé trụ hạng. Tuy nhiên, đó không phải là thứ mà người hâm mộ muốn thấy bởi nó đã diễn ra trong nhiều mùa giải liên tiếp.

SEA Games 33: Những môn có triển vọng tranh huy chương vàng

SEA Games 33: Những môn có triển vọng tranh huy chương vàng

Sau 2 kỳ SEA Games 31 và 32 giành vị trí nhất toàn đoàn, thể thao Việt Nam đứng trước thách thức rất lớn vào cuối năm 2025. Tuy vậy, những người làm công tác chuyên môn vẫn quyết tâm hướng đến một kết quả tích cực tại SEA Games 33 ở Thái Lan, vào tháng 12.