Về thương rau dại quê nhà...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rau dại là cái tên dân dã gọi chung cho các loại rau như rau đắng, rau sam, rau má, rau dền,... Chúng là loài dễ sống, không kén đất, chọn vùng, tự sinh sôi bằng khí trời, dinh dưỡng của mẹ đất  mà tốt tươi. Mặc cho mưa gió, ngọn rau dại vẫn kiên cường vượt lên trên những đám cỏ gai góc để nhú ra những đọt rau xanh non, mơn mởn. Người dân quê coi rau dại như một người bạn thân tình, gần gũi, bởi chúng đã đồng hành cùng những bữa cơm đạm bạc mà ấm áp yêu thương. Rau dại mọc ven ruộng, hàng rào, bờ dậu, chúng xuất hiện như một vị cứu tinh những ngày quê nhà mất mùa, đói kém thuở xưa.

Món quê dân dã (ảnh minh họa).
Món quê dân dã (ảnh minh họa).



Những đám rau dại mướt xanh làm tôi nhớ đến những ngày còn nhỏ, mỗi khi tan học về, tôi thường theo mẹ ra sau vườn hái rau. Mùa đông đến, mang theo những cơn bão, lũ lụt ồ ạt phủ trắng vùng quê nghèo. Rau mẹ trồng trong vườn sau trận mưa gió ngã rạp, xác xơ, chỉ còn lại những đám rau dại vẫn cố bám lấy đất để đâm chồi, vươn nhánh. Tôi hái rau cùng mẹ, người dặn tôi hãy sống như những cây rau dại, dù sinh ra trong nghèo khó nhưng phải biết vươn lên mạnh mẽ trước sóng gió cuộc đời.

Bỏ lại sau lưng bao bon chen vội vã, tôi trở về bên căn nhà nhỏ nơi có bàn tay ấm áp của mẹ. Về bên mẹ, tôi thích được cùng mẹ hái rau dại sau vườn, cùng mẹ nấu nướng những món ăn ngon từ đồng quê. Bữa cơm nhà tuy đạm bạc chỉ là canh rau má nấu với tép đồng, đĩa rau đắng luộc, cùng mớ cá rô ba đã thả lưới ngoài mé sông đem nướng trên than hồng, vậy mà ngon đến lạ. Rau dại trở thành một món ăn gần gũi, góp mặt trong những bữa cơm của gia đình tôi, lặng thầm sưởi ấm trái tim của mỗi người bằng cái mộc mạc đơn sơ, cái tình thảo thơm keo sơn, gắn kết.

Chẳng phải cao lương mỹ vị, rau dại mộc mạc, giản dị như cái tên vốn có của nó nhưng làm bao người xa quê phải đau đáu khi nghĩ về. Các em tôi sống xa quê trong mỗi cuộc gọi về hỏi thăm gia đình, bao giờ cũng nhắc đến những đám rau dại mọc sau vườn nhà. Tôi rưng rưng khi nghe các em bảo nhớ quê, nhớ nhà, thèm lắm một bữa cơm có bát canh rau tập tàng với đông đủ các thành viên gia đình. Tôi biết ở phố giờ này không thiếu những bó rau xanh được bày bán, nhưng tôi vẫn muốn gửi cho các em một chút hương vị của làng quê yêu dấu, qua những chiếc thùng được gói ghém cẩn thận đựng toàn thức ăn cây nhà lá vườn.

Ngoài làm thức ăn cho người và gia súc, có những loài rau dại còn là vị thuốc quý trong kho tàng kinh nghiệm của người xưa để lại. Rau má giúp thanh nhiệt, giải độc, rau càng cua chứa nhiều kali, canxi giúp xương chắc khỏe. Rau sam gần gũi với tôi không chỉ ở món canh nấu với tép đồng mà tôi còn dùng chúng để giã nhuyễn, vắt lấy nước, pha nước tắm cho con khi bị rôm sảy. Kinh nghiệm ấy tôi học được từ bà ngoại và mẹ.

Tôi thích được ngắm nhìn khung cảnh khi chiều xuống, mẹ cùng các cô, các dì mỗi người cầm một chiếc rổ nhỏ vừa hái rau vừa rủ rỉ chuyện trò. Những câu chuyện thân tình cùng những lời hỏi han, quan tâm, san sẻ với nhau từng cọng rau, con cá. Rau dại tuy nhỏ bé, đời thường, nhưng nhờ chúng mà tình làng nghĩa xóm thêm gần gũi, bền chặt. Nhìn rổ rau má mẹ đặt ở góc bếp, tôi lại nhớ câu ca dao: "Giàu như người ta ăn cơm với cá/Khó như em ăn rau má cua đồng/Dù cho chờ đợi mấy đông/ Đắng cay cũng chịu, mặn nồng cũng cam". Người quê như cây rau dại, tuy chất phác, chân phương mà mạnh mẽ, nghĩa tình, bao đời "gừng cay muối mặn" gắn bó sắt son...

Theo TRẦN THỊ THẮM (cadn)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Vui buồn phóng viên cơ sở

Vui buồn phóng viên cơ sở

(GLO)- Với đội ngũ phóng viên ở cơ sở-những người đang công tác tại các trung tâm văn hóa-thông tin và thể thao (VH-TT-TT), việc vừa khai thác thông tin, chụp ảnh, quay phim, viết tin bài, dựng hình, đọc phát thanh... là chuyện thường ngày.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null