Vẻ đẹp thuần khiết đến nao lòng mùa hoa cà phê ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hương sắc và hình ảnh hoa cà phê là nét đẹp đặc trưng nhất của vùng cao nguyên đất đỏ bazan, là cái hồn của mùa hoa đẹp nhất cao nguyên khiến du khách không khỏi xao xuyến khi ngắm nhìn và bồi hồi nhung nhớ.

Bây giờ đang là mùa hoa cà phê trổ bông khắp rẫy nương. Mùa hoa cà phê khoe sắc thường có hai đợt, kéo dài từ tháng 2 đến cuối tháng 4 dương lịch, mỗi đợt nở kéo dài từ 7 – 10 ngày sau đó cũng sẽ tàn khá nhanh và bắt đầu hình thành quả, vì vậy không phải ai tới đây cũng may mắn bắt gặp được thời điểm hoa nở rộ đẹp nhất.

 

 


Trước khi nở, hoa có nét xanh nhạt nơi đầu búp rất đặc biệt, phải nhìn trực tiếp và cảm nhận bằng mắt thường mới cảm nhận rõ sự đặc biệt khó tả đó. Trông có vẻ như đã nở nhưng thực ra khi đó hoa vẫn còn xanh, một màu xanh nhạt hơn màu cốm của miền Bắc, rất dịu nhẹ nhưng rất dễ dàng nhận ra và ấn tượng với màu xanh đó.
 

 


Từ những nét xanh nhạt nơi đầu búp rồi lộ dần một màu trắng xóa rực rỡ khi nở bung hết ra. Nhìn từ phía xa giống như những bông tuyết trĩu nặng trên cành. Hòa quyện vào khung cảnh như tuyết trắng của phương Tây đó là mùi hương ngọt ngào của hoa cà phê, một mùi hương sâu đậm đến khó tả, mùi hương khiến bao đàn ong bay về vờn phấn, hút mật.
 

 


Mênh mông bạt ngàn chạy tít tắp tới chân trời, cây nào cây nấy nở vô vàn bông hoa trắng muốt, tinh khôi.
 

 


Hương sắc và hình ảnh hoa cà phê là nét đẹp đặc trưng nhất của vùng cao nguyên đất đỏ bazan, là cái hồn của mùa hoa đẹp nhất cao nguyên khiến du khách không khỏi xao xuyến khi ngắm nhìn và bồi hồi nhung nhớ khi phải chia xa.
 

 



Mà không khỏi xao xuyến cũng đúng bởi hầu như mọi du khách đều thật sự choáng ngợp trước những cánh đồng cà phê mênh mông bạt ngàn chạy tít tắp tới chân trời, cây nào cây nấy nở vô vàn bông hoa trắng muốt, tinh khôi.

 

 


Những triền đồi trắng muốt một màu hoa cà phê.
 

 


Từ những nét xanh nhạt nơi đầu búp rồi lộ dần một màu trắng xóa rực rỡ khi nở bung hết ra. Nhìn từ phía xa giống như những bông tuyết trĩu nặng trên cành.
 

 


Một mùi hương khiến bao đàn ong bay về vờn phấn, hút mật. Mật hoa cà phê cũng là một đặc sản của xứ này.
 

 


Bạt ngàn hoa cà phê nở rộ, điểm trong trời cao nguyên xanh ngắt tuyệt đẹp.
 

 


Một mùa hoa cà phê trắng muốt, bạt ngàn. Những bông hoa cà phê trĩu cành còn báo hiệu một mùa bội thu sắp tới - mùa bội thu của những hạt cà phê Gia Lai đã nổi tiếng khắp nơi.

Theo phununews.vn

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.