Về Đak Pơ nhớ Trung đoàn 96

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi khi tổ chức kỷ niệm Chiến thắng Đak Pơ, thế hệ trẻ lại tìm đến những cựu chiến binh của Trung đoàn 96 để được nghe kể về trận phục kích đánh chặn địch vào tháng 6-1954. Tuy nhiên, có thể còn nhiều người chưa được tường tận về truyền thống anh hùng của Trung đoàn 96.

Đó là một trong những trung đoàn chủ lực, thiện chiến đầu tiên của quân đội ta trong kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam; nhiều tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam đã trưởng thành từ Trung đoàn này.

Đài tưởng niệm Đak Pơ.
Đài tưởng niệm Đak Pơ.

Trung đoàn 96 được thành lập ngày 6-3-1946, ban đầu gồm những đơn vị Nam tiến sau ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945) hợp thành. Tùy theo nhiệm vụ từng giai đoạn, Trung đoàn có nhiều tên gọi khác nhau: Chi đội 2 Giải phóng quân, Trung đoàn 7 Vệ Quốc quân, Tiếp phòng quân Đà Nẵng và Trung đoàn 96. Có lúc đây là đơn vị độc lập của Quân khu 5, có khi nằm trong đội hình của Sư đoàn 305 hay Sư đoàn 309 (Quân đoàn 4).

Trong suốt chiều dài hơn 70 năm truyền thống, Trung đoàn 96 đã lập được nhiều chiến công. Từ năm 1946 đến 1947, với tên Tiếp phòng quân Đà Nẵng (hay Trung đoàn Thái Phiên), Trung đoàn 96 đã tham gia trận chiến 107 ngày đêm giam chân giặc Pháp khi chúng tấn công đánh chiếm Đà Nẵng và được mệnh danh là “lá chắn” của Đà Nẵng mùa Đông năm 1947. Tiếp đó là đánh chặn địch ở đèo Hải Vân, đốt kho xăng Liên Chiểu. Nổi bật nhất là chiến thắng Đak Pơ ngày 24-6-1954, đánh tan Binh đoàn Cơ động 100 của thực dân Pháp. Đây được ví như chiến thắng “Điện Biên Phủ” thứ 2 ở chiến trường Bắc Tây Nguyên. Sau Hiệp định Genève năm 1954, đơn vị nằm trong đội hình Sư 305 tập kết ra miền Bắc tham gia xây dựng kinh tế. Chiến tranh chống Mỹ bùng nổ, Trung đoàn tiếp tục vào chiến trường Khu 5, Tây Nguyên lập nhiều chiến công, tham gia giải phóng Đà Nẵng…

Sau giải phóng, đơn vị nằm trong đội hình Sư đoàn 309 tham gia chiến trường 479-Campuchia, tiếp tục viết thêm truyền thống anh hùng.

Trung đoàn 96 được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2001, đồng thời có 4 tập thể, 6 cá nhân của Trung đoàn được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Trung đoàn 96 luôn tự hào là cái nôi của các tướng lĩnh tài ba của quân đội ta như: Thượng tướng Đàm Quang Trung-nguyên Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 96; Thượng tướng Nguyễn Minh Châu-nguyên Trung đoàn trưởng trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 ở Tây Nguyên và chỉ huy đánh trận Đak Pơ… Như duyên định, có nhiều cựu chiến binh của các thế hệ chiến sĩ Trung đoàn 96 sau giải phóng đã chọn Gia Lai là nơi định cư. Hàng năm, họ vẫn hành hương về chiến trường xưa, nơi có Tượng đài Chiến thắng Đak Pơ để ôn lại truyền thống của Trung đoàn.

Quốc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tặng giấy khen cho các nhà báo, phóng viên hoàn thành chuyến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1. Ảnh: N.Q

Tác nghiệp trên Nhà giàn DK1

(GLO)- Vượt qua hàng trăm hải lý để đến với Nhà giàn DK1 là một trải nghiệm không thể nào quên đối với người làm báo. Càng đặc biệt hơn đối với tôi khi đây là lần đầu tiên được đặt chân lên Nhà giàn DK1 tác nghiệp, để thấm thía thế nào là gian khó, thế nào là tự hào.

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

Nhớ thời làm báo trong kháng chiến

(GLO)- Trong kháng chiến, bên cạnh những người lính cầm súng chiến đấu còn có nhiều phóng viên chiến trường với “vũ khí” là chiếc máy ảnh, cuốn sổ tay, cây bút để ghi lại từng khoảnh khắc của lịch sử. Ông Nguyễn Đức Thanh và ông Lý Vĩnh Hoa là những nhà báo như vậy.

null