Về Đạ Tẻh ngắm mùa vàng nếp quýt của bà con Tày, Nùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Về Đạ Tẻh dịp cuối năm, những cánh đồng nếp quýt “hạt ngọc” của vùng đất này đang chín rộ khoe sắc vàng óng khắp các cánh đồng. Bà con Tày, Nùng ở An Nhơn và thị trấn Đạ Tẻh đang hối hả thu hoạch để để kịp bán cho thương lái phục vụ thị trường Tết.
 

 

 Cánh đồng xã An Nhơn (huyện Đạ Tẻh) rực vàng vào vụ thu hoạch đặc sản nếp quýt vụ mùa cuối năm 2021 đầu năm 2022. Máy gặt liên hoàn liên tục gầm rú thu hoạch nếp đóng bao ngay tại chân ruộng để kịp giao cho thương lái vận chuyển về TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phục vụ nguồn hàng cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
Cánh đồng xã An Nhơn (huyện Đạ Tẻh) rực vàng vào vụ thu hoạch đặc sản nếp quýt vụ mùa cuối năm 2021 đầu năm 2022. Máy gặt liên hoàn liên tục gầm rú thu hoạch nếp đóng bao ngay tại chân ruộng để kịp giao cho thương lái vận chuyển về TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phục vụ nguồn hàng cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022


 
Chúng tôi trở lại huyện Đạ Tẻh vào những ngày đầu tháng Chạp Âm lịch, khi sắc xuân đang chớm nở thì cũng là lúc những cánh đồng lớn ở thị trấn Đạ Tẻh và xã An Nhơn hiện ra như bức tranh với sắc vàng mọng ngọt pha lẫn nền trời xanh trong vắt như ngọc.
 
Cũng nhưng thường lệ, năm nay dù dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, nhưng vụ mùa nếp quýt luôn là mùa “vàng” mang lại niềm vui, phấn khởi cho bà con Tày, Nùng ở Đạ Tẻh. Năm nay, vụ mùa ở Đạ Tẻh có hơn 600 ha nếp quýt tập trung tại xã An Nhơn và thị trấn Đạ Tẻh đến kỳ thu hoạch chín vàng óng tỏa hương thơm ngào ngạt.
 
Theo ông Lưu Văn Phượng – Chủ tịch UBND xã An Nhơn (huyện Đạ Tẻh), nếp quýt là đặc sản của bà con Tày, Nùng ở Đạ Tẻh với những giá trị đặc trương về chất lượng không pha lẫn với bất kỳ loại nếp nào. Đây cũng là mặt hàng được ưa chuộng và đắt khách vào dịp Tết. Vụ mùa năm nay, năng suất trung bình đạt từ 6,5 – 7 tấn/ha. Năm nay, giá nếp quýt cũng tăng cao đạt 10 – 11 ngàn đồng/kg lúa tươi và 32 – 34 ngàn đồng/kg gạo nếp nên bà con rất vui mừng, phấn khởi. Bình quân, nếp quýt mang lại nguồn thu nhập từ 90 – 140 triệu đồng/sào/năm cho người dân (tùy thuộc sản xuất từ 2 – 3 vụ/năm). Phần lớn người dân sản xuất nếp quýt là bà con Tày, Nùng từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20.
 
Ngoài sản phẩm chủ lực là gạo nếp quýt, bà con Tày, Nùng ở Đạ Tẻh còn chế biến nhiều loại bánh, rượu mang hương vị đặc trưng. Hiện nay, Hợp tác xã Quyết Tâm (xã An Nhơn) còn sản xuất rượu đòng đòng từ nếp quýt để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Loại rượu này được ngâm từ đòng đòng nếp quýt thì “con gái” có mùi thơm và vị ngọt thanh đặc trưng phục vụ thị trường Tết, với giá bán từ 500 ngàn đồng đến 5 triệu đồng/bình.
 
Cùng với công việc thu hoạch nếp thì dịp cuối năm cũng là thời điểm bà con Tày, Nùng ở Đạ Tẻh tập trung sơ chế, chế biến các sản phẩn như gạo, bánh, rượu để phục vụ thị trường Tết; đồng thời, tập trung lựa chọn những ruộng nếp đẹp nhất để tuyển giống chuẩn bị cho vụ đông – xuân sắp tới.

 

 Nếp quýt chín vàng óng tỏa hương thơm ngào ngạt khắp cánh đồng Đạ Tẻh thêu dệt vẻ đẹp làm say đắm lòng người. Hiện, toàn xã An Nhơn có khoảng 300 ha trông nếp quýt với khoảng 700 hộ dân tham gia sản xuất
Nếp quýt chín vàng óng tỏa hương thơm ngào ngạt khắp cánh đồng Đạ Tẻh thêu dệt vẻ đẹp làm say đắm lòng người. Hiện, toàn xã An Nhơn có khoảng 300 ha trông nếp quýt với khoảng 700 hộ dân tham gia sản xuất
 
Những ngày này, tổ viên Hợp tác xã Quyết Tâm (xã An Nhơn) luôn làm việc liên tục từ 10 – 12 giờ/ngày đề đóng gói sản phẩm gạo nếp quýt cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng
Những ngày này, tổ viên Hợp tác xã Quyết Tâm (xã An Nhơn) luôn làm việc liên tục từ 10 – 12 giờ/ngày đề đóng gói sản phẩm gạo nếp quýt cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng
Nếp quýt thì “con gái” bông sữa là nguyên liệu được lựa chọn để chế biện rượu đòng đòng nếp quýt
Nếp quýt thì “con gái” bông sữa là nguyên liệu được lựa chọn để chế biện rượu đòng đòng nếp quýt
Bà con Tày, Nùng ở xã An Nhơn lựa chọn đòng đòng để chế biến ngâm rượu đòng đòng nếp quýt bán Tết
Bà con Tày, Nùng ở xã An Nhơn lựa chọn đòng đòng để chế biến ngâm rượu đòng đòng nếp quýt bán Tết
 
 Rượu đòng đòng có mùi thơm đặc trưng và vị ngọt thanh được bà con người Tày, Nùng ở xã An Nhơn chế biến phục vụ thị trường Tết và có giá bán từ 500 ngàn đồng đến 5 triệu đồng/bình (tùy kích cỡ lớn, nhỏ)
Rượu đòng đòng có mùi thơm đặc trưng và vị ngọt thanh được bà con người Tày, Nùng ở xã An Nhơn chế biến phục vụ thị trường Tết và có giá bán từ 500 ngàn đồng đến 5 triệu đồng/bình (tùy kích cỡ lớn, nhỏ)
Bà con Tày, Nùng ở Đạ Tẻh lựa chọn giống nếp quýt, sau đó phơi khô rồi đóng bao để chuẩn bị giống cho cho vụ đông – xuân 2021 – 2022
 
Bà con Tày, Nùng ở Đạ Tẻh lựa chọn giống nếp quýt, sau đó phơi khô rồi đóng bao để chuẩn bị giống cho cho vụ đông – xuân 2021 – 2022
Bà con Tày, Nùng ở Đạ Tẻh lựa chọn giống nếp quýt, sau đó phơi khô rồi đóng bao để chuẩn bị giống cho cho vụ đông – xuân 2021 – 2022


 
Phóng sự ảnh: KHÁNH PHÚC – ĐỨC TÚ
(Dẫn nguồn baolamdong)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null