Vào thế giới bán trứng, mang thai hộ: Mang thai hộ xuyên biên giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người mang thai hộ chỉ làm việc trực tiếp với bác sĩ, không liên quan đến người thuê. Sau khi sinh, em bé được chuyển sang một bệnh viện khác để người thuê đến nhận con ngay sau đó
Thâm nhập vào cộng đồng tìm người mang thai hộ (MTH) trên các trang mạng xã hội, chúng tôi liên hệ được với một phụ nữ có nickname "Gái Nông Thôn".
350-450 triệu đồng/lần mang thai hộ
Bắt đầu bằng những tin nhắn làm quen qua ứng dụng Zalo, người phụ nữ này quảng cáo: "MTH ở Sài Gòn từ 180-200 triệu đồng, đi Campuchia 250 triệu đồng, đi Quảng Châu (Trung Quốc) 350-450 triệu đồng". Không đợi chúng tôi trả lời, người này đề nghị luôn: "Sang Trung Quốc mới được nhiều tiền. Em sang đây ở với chị và các chị em khác, 5-6 người ở trong căn hộ chung cư cao cấp, đầy đủ tiện nghi. Quyết định xong là có thể đi luôn. Em ra Hà Nội trước ngày 25-12, đến Bến xe Nước Ngầm thì đón xe về căn hộ chung cư của em gái chị trên đường Phạm Văn Đồng (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)".
Đồng ý với giá cả, chúng tôi được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, giấy khám sức khỏe gần đây nhất, đặc biệt là sức khỏe phụ khoa, kết quả kiểm tra máu, bảo đảm không bị HIV hay viêm gan B…
 
Thông qua ứng dụng Zalo, cò “Gái Nông Thôn” tư vấn MTH tại Trung Quốc. Ảnh: Trần Thái
Ngày 22-12, liên lạc lại với người phụ nữ này, chúng tôi đề nghị xem qua chỗ ở trong quá trình MTH tại Trung Quốc, chị ta nhiệt tình gọi video call, giới thiệu từng ngóc ngách bên trong căn hộ. Từ ban công căn hộ nhìn ra thấy rõ các chung cư cao tầng khang trang nằm san sát nhau. Trong nhà có vài phụ nữ đang trò chuyện, một vài người ngồi bấm điện thoại.
Nickname "Gái Nông Thôn" giới thiệu 36 tuổi, có 2 con (học lớp 6 và lớp 9), đang MTH ở tháng thứ 7 và hiện là người quản lý các sản phụ ở đây, bao gồm người Việt Nam và Trung Quốc. Chị ta cũng không ngần ngại "khoe" gia đình có 3 anh chị em đều chuyên "làm phước" cho người hiếm muộn từ Việt Nam sang Campuchia, Trung Quốc.
"Mỗi ca sinh thành công được nhận tổng cộng 350 triệu đồng, mỗi tháng được trả 30 triệu đồng (trong tổng số 350 triệu đồng). Sau khi giao con, bên thuê có thể cho thêm tiền bồi dưỡng từ 10 đến hơn 100 triệu đồng. Nếu đậu cả 2 phôi, được thêm 100 triệu đồng. Bên thuê muốn mua sữa của người sinh, phải trả thêm 30 triệu đồng" - nickname "Gái Nông Thôn" giải thích tường tận.
Chỉ cần ở yên một chỗ, ăn với chơi
Người phụ nữ cũng thông tin người MTH sẽ ký hợp đồng trực tiếp với bệnh viện (BV). Hợp đồng bằng tiếng Hoa nên chị ta sẽ đứng ra cam kết trả đủ cho chúng tôi sau khi sinh. Theo đó, bên thuê người sẽ gửi phôi vào BV, chúng tôi chỉ đến để cấy vào cơ thể. Người MTH chỉ làm việc trực tiếp với bác sĩ, không liên quan đến người thuê. Trường hợp đậu thai, một số gia đình sẽ đến thăm, cho quà, bánh, quần áo hoặc thêm tiền ăn vặt… Sau khi sinh, em bé sẽ được chuyển sang một BV khác để người thuê đến nhận con ngay sau đó.
 
Hình ảnh những phụ nữ MTH ở trong căn hộ chung cư (Ảnh chụp qua màn hình)
Khi chúng tôi băn khoăn về tình cảm đối với đứa trẻ mình mang nặng đẻ đau, "Gái Nông Thôn" thản nhiên: "Chỉ mang hộ chứ không phải con mình, nên không sao cả".
Người phụ nữ dặn dò chúng tôi ra Hà Nội chỉ cần đem CMND, không cần hộ chiếu, mọi thủ tục đã có đường dây ở Việt Nam và Trung Quốc lo. Thấy chúng tôi còn đắn đo, chị ta tiếp tục thuyết phục: "Chị đang nuôi mấy chục người bên này chứ không phải có một mình em, nên em cứ sang, không có vấn đề gì hết. Có điều, ở bên này không được đi đâu, muốn đi thì gọi quản lý đưa đi hoặc cần gì thì gọi người mua giúp. Toàn gia đình hiếm muộn, có gia đình mấy năm mới tạo được cái phôi, tính ra tiền Việt là hàng tỉ đồng nên hạn chế cho sản phụ đi lại. Chỉ cần ở yên một chỗ, ăn với chơi. Có người làm 2, 3 lần là bình thường. Sau khi sinh xong, nghỉ ngơi cho niêm mạc ổn định, khoảng 4-5 tháng sau có thể sang cấy tiếp" - "Gái Nông Thôn" cho hay và đề nghị chúng tôi tìm người sang Trung Quốc "đẻ thuê" để nhận hoa hồng, giới thiệu được 1 người sẽ nhận 10 triệu đồng. 
Công an TP HCM sẽ làm rõ vụ "cò" MTH
Chiều 2-1, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP HCM đã tổ chức thông tin về đường dây MTH vì mục đích thương mại do Cai Guo Lin (SN 1982, quốc tịch Trung Quốc) cầm đầu.
Trước đó, 4 đối tượng trong đường dây đã bị Công an TP HCM bắt để tạm giam, gồm: Cai Guo Lin, Hoàng Thị Thu Trang (SN 1992), Triệu Thị Hằng (SN 1978) và Nguyễn Thị Mai Anh (SN 1995) về tội "Tổ chức MTH vì mục đích thương mại" (Báo Người Lao Động ngày 1-1 đã thông tin).

Về vấn đề "cò" trước cổng BV Từ Dũ móc nối với phòng khám sản phụ khoa Madame trên đường Điện Biên Phủ (quận 10) mà Báo Người Lao Động phản ánh, trung tá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng Đội 7 Phòng Cảnh sát Hình sự, cho biết sẽ báo cáo với Ban Chỉ huy Phòng Cảnh sát Hình sự để phối hợp làm rõ.

P.Dũng

Kỳ tới: Cơ quan quản lý lên tiếng

Trần Thái (Người Lao Động)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.