Vào rừng tìm nấm quý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi những cơn mưa đầu mùa tưới mát khắp các cánh rừng Kbang, màn hơi ẩm dưới tán lá rừng sẽ “đánh thức” những mầm nấm quý đang chờ được trỗi dậy. Đây cũng là lúc các tay săn nấm chuyên nghiệp bắt đầu vào mùa thu hái.

Ẩn dưới những cánh rừng nguyên sinh Kbang là vô số loài dược liệu quý. Ảnh: Hải Lê
Ẩn dưới những cánh rừng nguyên sinh Kbang là vô số loài dược liệu quý. Ảnh: Hải Lê



“Săn” lộc rừng

Anh Đinh Văn Nhang (trú tại làng Kon Lốk 1, xã Đak Rong, huyện Kbang) là “tay” săn nấm có tiếng trong vùng. Khi vụ Đông Xuân kết thúc cũng là lúc anh chuẩn bị vào rừng thu hái dược liệu quý. Ngay từ sáng sớm, vợ chồng anh Nhang đã trở dậy, nấu cơm nắm đem theo. Để tìm được nhiều nấm quý, thợ săn nấm buộc phải lặn lội vào những cánh rừng xa, ít người lai vãng. “Quý nhất hiện nay ở Đak Rong là nấm linh chi cổ cò. Nấm tươi được tiểu thương mua đến 800 ngàn đồng/kg. Tiếp đến là linh chi đen (hắc chi), linh chi đỏ (hồng chi) có giá bán từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng mỗi ký tùy độ lớn nhỏ”-anh Nhang chia sẻ.

 Một thợ săn tìm nấm quý tại khu rừng thuộc xã Đak Rong (huyện Kbang). Ảnh: H.L
Một thợ săn tìm nấm quý tại khu rừng thuộc xã Đak Rong (huyện Kbang). Ảnh: H.L



Giữa bạt ngàn rừng sâu, nếu thợ săn nấm không có kinh nghiệm định vị những nơi thường có nấm mọc sẽ chẳng khác gì “mò kim đáy bể”. “Ở rừng Đak Rong, nấm linh chi thường mọc trên thân khô một vài loại cây như: dẻ, thông nàng… Thợ săn phải lần theo những khu rừng có nhiều loại cây trên thì mới có cơ may tìm thấy nấm. Theo quy luật, cứ tầm nửa tháng, linh chi cổ cò sẽ mọc một đợt, nếu không thu hái, chừng 1-2 tháng sau cây sẽ tự hủy. Linh chi đen cũng chỉ sống tầm 2-3 tháng sẽ tự hủy. Riêng linh chi đỏ mọc trên cây quế vàng có thể sống được khoảng 1 năm”-anh Nhang tiết lộ. Sau mỗi lần tìm thấy nấm tại vị trí nào đó, thợ săn nấm sẽ đánh dấu và căn tính thời gian để quay lại tìm nấm.

Từng có những chuyến lên rừng thu về bạc triệu nhờ săn được nấm quý, anh A Siết (trú tại làng Kon Lanh Te, xã Đak Rong) chia sẻ một kinh nghiệm sống còn của cánh thợ săn nấm là phải đi nhiều người. “Mùa săn nấm là mùa mưa. Nấm thường mọc trên những thân cây cao lớn, dọc hành trình luồn rừng luôn đối mặt với nguy cơ “chạm mặt” rắn độc, ong độc hay trượt chân, rớt núi… Nếu không may xảy ra chuyện còn phụ giúp nhau”-anh A Siết nói. Thực tế, nhiều người từng bị rắn độc cắn, hầu hết là rắn lục bởi mùa sinh trưởng của nấm quý cũng là mùa rắn lục xuất hiện nhiều. Vì thường xuyên va chạm với loại rắn này, người Bahnar ở Đak Rong đúc kết cho mình bài thuốc cứu chữa, đó là ngay sau khi bị rắn lục tấn công phải bằng mọi cách đập chết con rắn ấy, xẻ bụng lấy mật uống tươi để “lấy độc trị độc”.

“Mỏ vàng” dược liệu

Sở hữu gần 27.598 ha rừng (chiếm gần 81% tổng diện tích tự nhiên) nằm trên cao nguyên bazan cổ Kon Hà Nừng với độ cao trung bình 1.000-1.400 m, xã Đak Rong là nơi lý tưởng cho các loài dược liệu quý. Theo ông Đinh Nao-Bí thư Đảng ủy xã Đak Rong, nghề thu hái dược liệu xuất hiện từ khoảng chục năm gần đây. Nhờ nguồn thu này, nhiều hộ đã cải thiện thu nhập, từng bước thoát nghèo.

Khách hàng tìm mua dược liệu tại cơ sở kinh doanh các loại dược liệu rừng. Ảnh: H.l
Khách hàng tìm mua dược liệu tại cơ sở kinh doanh các loại dược liệu rừng. Ảnh: H.L

Ông Phạm Xuân Trường-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang: “Nghề khai thác dược liệu đã góp phần tạo sinh kế, đem lại thu nhập cho một bộ phận người dân sống gần rừng gắn với công tác nhận khoán, bảo vệ. Dược liệu Kbang cũng giống như “mỏ” tài nguyên. Do vậy, phải quản lý, khai thác hợp lý mới đảm bảo hiệu quả lâu dài, bền vững. Chúng tôi mong có các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu; đồng thời, nhà đầu tư đến triển khai các dự án phát triển cây dược liệu”.

Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PAN Nature) đã chọn Đak Rong làm nơi nghiên cứu đề tài khoa học “Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ”. Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh làm chủ nhiệm đề tài này. Kết quả nghiên cứu từ đề tài đã khẳng định, Đak Rong nói riêng và huyện Kbang nói chung là khu vực có nguồn tài nguyên dược liệu vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị. Các công bố trước đây cho rằng, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 573 loài cây thuốc (Kbang ghi nhận 457/573 loài). Tuy nhiên, qua nghiên cứu, nhóm thành viên thực hiện đề tài đã phát hiện, bổ sung thêm 48 loài cây thuốc có giá trị khác chưa từng được ghi nhận. Nhóm nghiên cứu còn chỉ ra rằng, có đến 15 loài cây làm thuốc có mặt tại Đak Rong nằm trong Sách đỏ Việt Nam (năm 2007) hoặc nằm trong diện thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Trong đó, có thể kể đến các loài: cẩu tích, đảng sâm, hoàng đằng, lan kim tuyến, vàng đắng, trầm hương…

Giáp ranh với Đak Rong, xã Kon Pne là xứ sở của các loài sâm rừng (sâm đá, sâm cau), “củ khỏe” và các loại nấm linh chi, lan kim tuyến, sa nhân tím... Phần lớn các loài dược liệu này nằm trong rừng tự nhiên do xã và cộng đồng dân cư quản lý. “Nguồn lợi từ rừng đã góp phần không nhỏ giúp Kon Pne kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước tiến tới mục tiêu trở thành xã nông thôn mới đề ra vào năm 2020”-ông Dương Quốc Điệp-Phó Chủ tịch UBND xã Kon Pne-nêu quyết tâm.

 

HẢI LÊ

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…