Văn hoá dân tộc không thể “giàu” lên từ “lạm phát Hoa hậu”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Danh sách những cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam ngày một dài thêm với những cái tên gây tranh cãi như Hoa hậu Hành tinh xanh Việt Nam, Hoa hậu Ngọc trai Việt Nam và Hoa hậu Lụa - Di sản Việt Nam.
Hoa hậu H'hen Niê đã làm thay đổi chuẩn mực sắc đẹp Việt. Ảnh: Lao Động

Hoa hậu H'hen Niê đã làm thay đổi chuẩn mực sắc đẹp Việt. Ảnh: Lao Động

Mới đây, nhà thiết kế Võ Việt Chung, người sáng lập "Hoa hậu Đại dương Việt Nam" công bố bản quyền ba cuộc thi nhan sắc mới gồm: “Hoa hậu Hành tinh xanh Việt Nam”, “Hoa hậu Ngọc trai Việt Nam” và “Hoa hậu Lụa - Di sản Việt Nam”.

Các cuộc thi này dự kiến được tổ chức trong thời gian từ năm 2023 đến 2025, theo lời của nhà thiết kế Võ Việt Chung là sẽ gắn liền với những giá trị nhân văn, ý nghĩa tốt đẹp và có nhiều điều mới lạ.

“Lạm phát Hoa hậu”, “ra ngõ đụng Hoa hậu”, “loạn Hoa hậu”… là những cụm từ xuất hiện khá phổ biến trên báo chí và mạng xã hội những năm gần đây gắn liền với con số thống kê những cuộc thi sắc đẹp.

Gần nhất năm 2022, Việt Nam chúng ta có hơn 20 cuộc thi hoa hậu quy mô lớn đã được cấp phép tổ chức. Đó là chưa kể đến các cuộc thi hoa hậu doanh nhân, hoa hậu nhí, hoa khôi hoặc các cuộc thi sắc đẹp quy mô cấp tỉnh thành, thậm chí phường xã.

Nó còn gắn liền với những lùm xùm kiểu trò đùa như hồi tháng 7.2022, tại một cuộc thi sắc đẹp dành cho doanh nhân, một thí sinh bụng bầu khá lớn vẫn diện áo tắm kết hợp với khăn quấn ngang hông, tự tin sải bước trên sân khấu khiến khán giả không biết nên khóc hay nên cười.

Là cơ quan chức năng nhiều lần phải xử phạt những cuộc thi “chui”. Là những tranh cãi và tai tiếng không có điểm dừng về việc thí sinh và ban tổ chức mua bán giải thưởng hay chuyện đại gia – chân dài…

Không thể phủ nhận Hoa hậu là một danh xưng cao quý. Và những cuộc thi sắc đẹp đúng nghĩa đã và đang mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội.

Thậm chí có những cuộc thi và thí sinh, như việc H'Hen Niê vượt qua 94 người đẹp để có mặt trong Top 5 thí sinh xuất sắc nhất chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2018 - thành tích cao nhất đến nay của đại diện Việt Nam khi tham gia đấu trường nhan sắc quốc tế này đã làm thay đổi chuẩn mực sắc đẹp Việt.

H'Hen Niê đã làm khái niệm “đẹp như Hoa hậu” không còn đơn thuần là một vẻ đẹp thuần Việt mà còn hướng đến các tiêu chuẩn đẹp của quốc tế.

Và đó là một sự cộng thêm, một cách "làm giàu” cho văn hoá dân tộc mình! Ở chiều ngược lại, văn hoá sẽ không những không “giàu” lên mà còn "nghèo" đi, với việc “lạm phát Hoa hậu” qua những cuộc thi sắc đẹp bị biến tướng và tai tiếng.

Là hàng chục cuộc thi sắc đẹp vàng thau lẫn lộn để được nổi tiếng và mong đổi đời nhanh chóng, thì hệ luỵ chắc chắn, nước mắt nhiều hơn là niềm vui hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Hết thời 'đếm bài thưởng tiền'?

Mới đây, một lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết định hướng đầu tư cho nghiên cứu khoa học trong thời gian tới của bộ này sẽ tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu xuất sắc, không ưu tiên đầu tư nghiên cứu chỉ để có bài báo quốc tế.
Câu chuyện cấp thiết

Câu chuyện cấp thiết

Bình Thuận đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn thanh tra của EC đến thanh tra lần thứ 5 về các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); nhằm nỗ lực tháo gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản.
Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Hãy cho bánh mì một hướng dẫn

Vừa qua, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã phát thông cáo báo chí về kết quả xét nghiệm của vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh, làm khoảng 550 trường hợp phải nhập viện điều trị (tính đến ngày 7.5).
Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.