Ưu tiên vốn vào lĩnh vực kinh tế trọng tâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với mục tiêu đáp ứng vốn cho nền kinh tế thông qua mức tăng trưởng tín dụng hàng năm, chất lượng tín dụng kiểm soát tốt, năm nay ngành Ngân hàng tỉnh đưa ra kế hoạch tăng trưởng dư nợ 17%. Tuy nhiên đến thời điểm này dư nợ mới chỉ tăng 7%. Tín dụng tăng chậm do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao. Trong 3 tháng còn lại của năm 2014, ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh vốn vào các lĩnh vực, ngành kinh tế trọng tâm của tỉnh, trong đó ưu tiên vốn cho sản xuất-kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa…
 

Theo đánh giá, tình hình kinh tế của tỉnh chưa thoát khỏi khó khăn, tình trạng doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng thừa vốn vẫn diễn ra. “Nguyên nhân chính vẫn là sự hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nhu cầu vốn thì có nhưng khả năng đáp ứng điều kiện vay lại không; một mặt, hàng tồn kho của doanh nghiệp còn lớn chưa tiêu thụ hết nên vay để phục vụ hoạt động ở chu kỳ tiếp theo rất khó để ngân hàng giải quyết. Rồi giá mủ cao su và một số mặt hàng nông sản xuống thấp khiến hoạt động của doanh nghiệp càng gặp khó khăn… Do đó, một số doanh nghiệp vẫn chỉ hoạt động ở mức độ cầm chừng, khá hơn là phục hồi, chứ chưa có sự mở rộng quy mô”-ông Nguyễn Văn Cư-Giám đốc Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh Gia Lai nhận định để đánh giá vì sao tăng trưởng tín dụng chậm.

Theo báo cáo của ngành Ngân hàng, đến nay tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn là 39.157 tỷ đồng, tăng 16,3% so cùng kỳ năm trước, và tăng 6,7% so cuối năm 2013. Tăng trưởng tín dụng chậm nhưng Gia Lai vẫn đứng thứ 3 các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Từ đầu năm đến nay, các tổ chức tín dụng đã cho vay mới đối với các nhóm lĩnh vực, ngành kinh tế ưu tiên cho 14.929 khách hàng, trong đó có 352 doanh nghiệp với dư nợ 3.499 tỷ đồng; đã triển khai 81 gói sản phẩm lãi suất ưu đãi cho 1.874 khách hàng với số tiền 8.489 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay một số ngành, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh tăng khá như: dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn 18.883 tỷ đồng (tăng 15% so cùng kỳ năm trước, tăng 6,4% so cuối năm 2013), cho vay cà phê, hồ tiêu, mía đường tăng…

Ông Cư cho biết thêm, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ sản xuất, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại có những giải pháp cụ thể để các đối tượng vay tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Việc này phải cụ thể hóa, ví dụ như cần phân loại khách hàng, xếp hạng tín dụng để ngân hàng có hướng đầu tư phù hợp. Đối với các doanh nghiệp có điều kiện vươn lên và phát triển trong sản xuất kinh doanh, có phương án khả năng mang lại hiệu quả, hoặc khách hàng mới tiềm năng thì cần đẩy nhanh việc tiếp cận vốn. Việc tiếp cận vốn dựa vào những nguyên tắc cung ứng tín dụng. Đối với những dự án không khả thi, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì không ngân hàng nào dám đầu tư vốn, vì rủi ro tín dụng sẽ rất lớn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh giải ngân các khoản vay tài trợ tín dụng các dự án đã ký kết; đồng thời giảm lãi suất các khoản nợ cũ và khoản mới theo đúng quy định, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ… Riêng từ đầu năm đến nay, số doanh nghiệp được tiếp cận vốn tăng khoảng 8,4% so cuối năm trước.

Hiện nay, dư nợ có lãi suất dưới 13% chiếm 98%, trong đó dư nợ lãi suất dưới 9% chiếm 21%, dư nợ lãi suất từ 9% đến 11% chiếm 49,1%, dư nợ lãi suất từ 11% đến 13% chiếm 27,7%. Như vậy, nếu so sánh lãi suất ở thời điểm cùng kỳ cách đây 3 năm thì mức lãi này đã giảm bớt gánh nặng về tài chính của người vay rất nhiều, có mức vay được giảm từ 5% đến 10%/năm, giúp họ có cơ hội vươn lên trong sản xuất kinh doanh và mạnh dạn tiếp cận vốn hơn.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.