(GLO)- 15 giờ chiều 10-3, tại TP. Buôn Ma Thuột đã diễn ra Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017.
Chương trình Lễ hội đường phố đã xuất phát từ trung tâm Ngã Sáu, qua các đường Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo, Trường Chinh, Quảng trường 10-3. Riêng đoàn voi xuất phát từ đường Phạm Hồng Thái, sang Lê Duẩn, đến trung tâm Ngã Sáu và hòa cùng với đoàn diễu hành đi theo lộ trình trên. Chương trình có sự tham gia của đoàn nghệ thuật đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đak Lak; các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đak Nông và tỉnh Quảng Nam; các đoàn nước ngoài gồm Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Romania…
Với chủ đề “Cà phê - Sức sống đại ngàn từ mạch nguồn văn hóa”, Lễ hội đường phố là nơi bùng nổ những sắc màu, cảm xúc, nơi thăng hoa những ý tưởng và khẳng định một tầm nhìn, sứ mệnh, mốc son trên con đường phát triển bền vững. Các tiết mục nghệ thuật đã tập trung truyền tải và lan tỏa giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận từ năm 2005, cùng tất cả các nét đặc sắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Tây Nguyên từ ngàn xưa. Đồng thời, nâng cao nhận thức về giá trị hạt cà phê trong vòng kết nối với các nước sản xuất cà phê và người yêu cà phê trên toàn thế giới.
Chủ đề chính của lễ hội là “Cà phê – Sức sống đại ngàn từ mạch nguồn văn hóa”. Ảnh Văn Ngọc
Các tiết mục trẻ trung, sôi động khuấy động bầu không khí đường phố tại Buôn Ma Thuột. Ảnh Văn Ngọc
Hai nghệ sĩ xiếc nổi tiếng đã lập kỷ lục Guinness Quốc Cơ và Quốc Nghiệp cũng tham gia biểu diễn tại lễ hội. Ảnh Văn Ngọc
Vũ điệu mừng mùa màng được tái hiện trên đường phố. Ảnh Văn Ngọc
Những bộ trang phục độc đáo mang lại sự thích thú lớn cho khán giả. Ảnh Văn Ngọc
Vũ điệu sôi động của đoàn nghệ sĩ Hàn Quốc. Ảnh Văn Ngọc
Điệu nhảy hào hứng bắt mắt của đoàn Romania. Ảnh Văn Ngọc
5 chú voi tham gia lễ hội gây phấn khích cho khán giả. Ảnh Văn Ngọc
Trang phục sặc sỡ sắc màu cùng nhạc cụ độc đáo của dân tộc Cơ Ho đến từ Lâm Đồng. Ảnh Văn Ngọc
Các cô gái hóa thân thành những đóa hoa cà phê lung linh. Ảnh Văn Ngọc
Không người thân, không họ hàng bên cạnh, không bạn bè, tài sản quý giá nhất của họ chỉ là chiếc xe đạp, đôi quang gánh hoặc một chiếc xe hàng nhỏ. Họ là những người độc hành ở đất Hà thành. Hàng thập kỷ qua, những bước chân họ in dấu khắp phố phường, những tiếng rao vẫn cất lên ngày đêm, dù đã mai một nhiều…
Khi những cơn mưa dầm của tháng 11 dần tắt, gió chướng bắt đầu thổi về, mang cái hanh khô, se sắt phủ tràn lên những bạt ngàn cà phê chín đỏ, đó là khi đoàn người thiên di từ khắp các ngả quê đổ về Tây Nguyên. Dù đã nhiều lần đến Tây Nguyên vào mùa gió chướng, gặp những đoàn người thiên di mùa cà phê chín, nhưng tôi vẫn có cảm xúc khó nói hết thành lời…
Từ một người khuyết tật, chị Nguyễn Thị Huyền đến từ Đắk Nông không ngừng nỗ lực vươn lên làm chủ cuộc sống, tạo việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ. Chị chia sẻ: “Đẹp không chỉ ở nhan sắc, đi không chỉ nhờ đôi chân, chim cánh cụt vẫn có thể bay nếu chúng ta đủ niềm tin và nghị lực”.
(GLO)- Trước khí thế sôi sục của Nhân dân từ nông thôn đến thành thị trên cả nước đang vùng lên như nước vỡ bờ, Tri huyện Tân An Phan Sĩ Sàng đã bỏ trốn; quân đội Nhật lặng lẽ rút khỏi An Khê. Đoàn Thanh niên Chấn Hưng cử anh Trần Thông cùng một số thanh niên cốt cán vào Đồn Bảo an gặp Đội Kiệt để giải thích hiện trạng đất nước, địa phương và đề nghị giải giáp vũ khí, giải tán lính Bảo an ở huyện lỵ.
Từ trung tâm TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum, chúng tôi vượt hơn 160km đến xã Ia Đal, huyện Ia HDrai để gặp lại anh Siu Xanh (SN 1989, trú tại xã Ia Đal, huyện Ia HDrai), hiện là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Đal.
Một đời quăng quật giữa mênh mông nước sông Gianh để kiếm miếng cơm, người dân cồn bãi nhận ra có 2 thứ có thể làm đổi thay nơi chốn này: sự học và những cây cầu. Nhưng quả thực họ đang "đánh vật" với chính giấc mơ của mình…
Ư(GLO)- Đỗ Trạc thường đọc cho bạn bè ở vùng An Sơn nghe trong giai đoạn anh từ Huế trở về quê để chờ thời, chuẩn bị cho một hành trình mới trong đời, đó là những câu đầy trăn trở trước thời cuộc: “Nào ai tỉnh, nào ai say/Lòng ta ta biết, chí ta ta hay/Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ/Hà tất cùng sầu đối cỏ cây…” (Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác-người theo phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh). Một số thanh niên và trí thức nông thôn ở An Khê bấy giờ đang hoang mang, đứng ở ngã ba đường. Không khí chiến tranh khá ngột ngạt bao trùm khắp nơi, các tổ chức yêu nước bị giặc khủng bố, đàn áp.
Sinh ra phải mang hình hài khác biệt, nhiều người khuyết tật ở Tây Nguyên đã vượt qua mặc cảm, định kiến, vươn lên như “vầng trăng khuyết” lấp lánh trên bầu trời…
Khi cô gái Êđê muốn lấy người con trai ưng ý làm chồng, bên nhà gái phải nhờ ông mai là em trai mẹ hoặc người lớn tuổi trong dòng họ am hiểu luật tục chuẩn bị sính lễ mang đến nhà trai làm lễ hỏi chồng. Sau thời gian 'gửi dâu' từ 2 đến 3 năm, nhà trai chấp thuận sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành rước rể.
Sinh ra đã khuyết đôi bàn chân và một phần tay trái nhưng thầy giáo Đào Thanh Hương vẫn 25 năm đạp xe tới trường truyền kiến thức cho bao thế hệ học trò làng biển
Những doi đất ở vùng hạ lưu sông Gianh (Quảng Bình), tức Linh Giang, chỉ giới tự nhiên phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài trong quá khứ, giờ đang ôm ấp hàng vạn mảnh đời. Trên sông Gianh có nhiều cồn, dài nhất khoảng 3,8 km, rộng nhất khoảng 0,8 km. Giữa bốn bề sóng nước, cư dân vẫn kiên cường bám trụ hết đời này sang đời khác và không thôi ấp ủ những giấc mơ.
Trước khi trở thành đại biểu Quốc hội khóa VII và VIII, ông Lê Văn Hoan có một quá trình hoạt động cách mạng từ rất sớm. Ông sinh năm 1932; năm 1945 đã là đội viên thiếu nhi tham gia cùng bà con đi 'cướp chính quyền'; năm 27 tuổi, là Phó Bí thư Huyện ủy Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị).
Gần 35 năm - một chặng đường không phải là ngắn. Mỗi địa phương khi nhìn lại hành trình ấy không thể không nhận thấy việc trở lại địa giới hành chính cũ đã khiến cho việc phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn lên. Những đô thị tỉnh lỵ, huyện lỵ như lột xác từ “lọ lem” thành “công chúa”!
Khai thác khoáng sản không đúng khung giờ quy định, xe vận chuyển cát, sỏi ra khỏi mỏ không qua trạm cân, camera giám sát nhiều thời điểm không hoạt động... đó là hàng loạt vi phạm đang diễn ra tại mỏ cát Ngọc Kinh Đông ở tỉnh Quảng Nam.
Con trâu không chịu bước đi, dù đám đông đã cố sức kéo căng dây buộc mũi lẫn dùng roi quất đen đét. Bí quá, người làng hò nhau trói trâu lại, treo chân lên hai thanh gỗ lớn rồi khiêng đến nơi làm lễ. Hôm nay, cả làng đâm trâu, làm nghi thức cúng lễ tang cho già làng Alăng Vàng, vị già làng khả kính của tổ Đào (thôn Pho, xã Sông Kôn, Đông Giang).
(GLO)- Từ việc đi hái lan rừng, bắt ốc núi đến lấy mật ong hay thu “lộc trời” dưới gốc xoay cổ thụ đã giúp nhiều người dân ở cao nguyên Gia Lai có thêm thu nhập. Cùng với đó, nghề giữ rừng còn giúp cho cuộc sống của họ bớt nhọc nhằn, trở thành “cứu cánh” trong việc cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.
Nhà có 5 anh em, thì đã có 3 người gặp được “nửa kia” của cuộc đời mình trong những chuyến theo cha đánh bắt cá đồng xa. Tổ ấm của họ đơn sơ trên những “ngôi nhà” là chiếc ghe bầu, rày đây mai đó mưu sinh theo con nước bạc. Con cái họ cũng sinh ra trên ghe. Thứ chạm mặt đầu tiên của những đứa trẻ từ lúc lọt lòng cũng là nước, là cái nắng cháy da, là ngọn gió bấc vùng châu thổ.