Tự tình cùng đom đóm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đêm hè cuối mùa trăng đen đặc, rực nóng. Vài cơn mưa rào làm hạ nhiệt không gian chỉ quãng thời gian ngắn. Sau mưa, hơi đất bốc lên hừng hực, mang theo mùi lá mục nồng nồng. Từ những lùm cây, bờ tre, bãi cỏ nơi triền sông, dọc con mương cạn, giữa đồng mông quạnh, đom đóm từng đàn bay ra.
Đom đóm được sinh ra từ cây cỏ mục. Vũ điệu bầy đàn nhờ gió lặng, hơi sương mỏng nâng cánh; nhờ đêm đen tôn lên ánh sáng lập lòe. Chúng hút lấy nhau để tìm bạn tình, cùng giao lưu tạo thành dòng ánh sáng tựa dải ngân hà di động hay bản năng loài côn trùng tìm nơi có nguồn sáng cũng không cần biết. Có điều, đêm đầu hạ oi nồng giục chân mau bước ra khỏi nhà, vui đùa cùng bạn đuổi bắt đom đóm say mê chẳng còn biết sợ đêm sâu hun hút; mải miết trên cánh đồng vừa mới gặt mặc cho gốc rạ tươi đâm vào lòng bàn chân đau xót, bất ngờ vấp bờ ruộng hẹp ngã chỏng vèo đau điếng không chừng. Đôi chân cứ chạy, nhón nhảy, tay cứ huơ vào không gian trước mặt có đom đóm sáng lập lòe, bắt lấy từng con cho vào lọ thủy tinh hay chai nhựa trong suốt. Khi trong lọ có được nhiều đom đóm cũng là lúc thấm mệt. Thế rồi không cần chạy đuổi nữa, cứ đứng yên đưa vật đựng có nguồn sáng lung linh mà dẫn dụ đồng loại chúng bay đến, đưa tay chộp lấy hay đập nhẹ làm rơi xuống đất và cứ thế bắt lấy. Có chú khi bị vồ, bị đập mạnh quá tay nằm quay đơ không nhấp nháy nữa, phần bụng chỉ còn vạch sáng nhờ yếu ớt. Thì bỏ đi, dù rất tiếc. Nằm trên lớp cỏ khô, đất mát dịu chừng dăm phút là chúng hồi sinh, ngọn đèn nơi phần bụng tỏ dần, hoạt động trở lại, chậm rãi bò rồi bay đi…
Minh họa: Thủy Ngọc
Minh họa: Thủy Ngọc
Đêm hè cuối mùa trăng, nơi miền quê chưa có điện muốn làm theo cậu bé con nhà nghèo học giỏi Mạc Đĩnh Chi mới đem đèn đom đóm ra giữa sân “soi chữ”. Nguồn sáng yếu ớt, nhạt nhòa phát ra từ những chú đom đóm đã mệt lử nhìn chữ được, chữ không. Lại còn bị mẹ rầy la, làm chuyện tào lao hại đến mắt!
Đêm mùa hè nóng ran. Trải chiếu ra sân vây quanh bà nghe kể chuyện đời xửa, đời xưa… Có chuyện ông Mai Xuân Thưởng hưởng ứng Phong trào Cần Vương, buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa sai người tâm phúc bí mật đem 2 chiếc ruột già con dê được làm sạch, phơi khô, thổi đầy hơi sau khi cho vào đấy rất nhiều đom đóm rồi treo cao lên 2 cây xoan trước ngõ nhà mình. Đom đóm bên ngoài bị dẫn dụ cứ thế bâu vào, lớp lớp chen nhau tạo thành 2 cột sáng dọc thân cây. Rồi bí mật cho loan tin ấy là điềm lạ, nơi phát tích chân mệnh danh tướng thời tao loạn, ra tay giúp vua cứu nước. Tiếng lành đồn xa, người tài khắp nơi kéo về chung sức, đồng lòng cùng Mai Xuân Thưởng phất cờ khởi nghĩa. Bắt chước chuyện xưa, bí mật treo lọ đom đóm của mình lên nhành cây vú sữa đầu ngõ, bị cha mắng làm việc vô bổ, không khéo ngã gãy chân tay, u đầu lở gối!
Đêm đầu hè cuối mùa trăng, sau mấy trận mưa rào, mảnh đất trống gần nhà nơi mấy bụi cây dã quỳ ánh sáng điện không hắt tới, đom đóm lập lòe. Rủ con thơ cùng đi ngắm. Trẻ con bây giờ quen ánh sáng phố phường chẳng mặn mà với khoảng không gian mông quạnh có loài côn trùng tự nhiên phát sáng. Tuổi đời đã bên kia đỉnh dốc, sức khỏe tâm hồn cũng toan muốn vơi nên đứng nhìn đom đóm một lúc rồi lẳng lặng quay về!
Đêm đầu hạ cuối mùa trăng, ngồi giữa không gian quê nhà sáng rỡ ánh đèn từ trong ra ngoài. Thấy đom đóm lập lòe nơi bụi chuối, bờ tre… không gợi lên niềm háo hức lũ trẻ. Thì đom đóm ơi, cảm ơn nguồn ánh sáng tự nhiên của loài cùng bóng đêm đã quấn lấy tuổi thơ chúng tôi vào ngày khô tạnh; còn giúp người nhà quê dò bước trên con đường quê hẹp, ngoằn ngoèo tối đen hun hút! Dù bây giờ, ở mọi nơi có ánh điện khỏa lấp, vẫn cuộn chảy trong ký ức bao lớp người, đi vào bao câu chuyện kể có ánh sáng loài côn trùng mang tên đom đóm.
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Lá cỏ hát thơ

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Lá cỏ hát thơ

(GLO)- Bài thơ "Lá cỏ hát thơ" của Nguyễn Ngọc Hưng đã khắc họa hình ảnh cỏ như một biểu tượng của sự kiên cường dù phải trải qua nhiều gian khó, đớn đau. Qua đây, tác giả muốn truyền tải thông điệp về sự bền bỉ, lòng yêu thương và tinh thần vượt qua khó khăn của con người trong mọi hoàn cảnh.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.