Tủ sách miễn phí của cụ ông 75 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Suốt 7 năm qua, tủ sách miễn phí của ông Lê Xuân Tình ở phường Trại Chuối (quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng) đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người yêu sách.

Tủ sách miễn phí đặt tại nhà ông Tình ở số 37/210 đường Bãi Sậy (phường Trại Chuối) với nhiều đầu sách cũ và mới đủ thể loại luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc gần xa. Ông Tình cho biết, tủ sách này ra đời năm 2010.

 

Ông Lê Xuân Tình bên tủ sách miễn phí.
Ông Lê Xuân Tình bên tủ sách miễn phí.

“Hồi đó, trẻ con xóm tôi đông lắm nhưng lại ít sân chơi. Thấy các cháu ra đường đá bóng, ra cả sông Rế bơi lội mà không có người quản lý, Hội Người cao tuổi của phường đã tổ chức lớp sinh hoạt tập thể tại nhà tôi. Trong quá trình sinh hoạt, thấy các cháu thích đọc sách nên tôi nảy ra ý định làm tủ sách này”, ông Tình nói.

Ban đầu, tủ sách chỉ có hơn 200 quyển sách của ông Tình. Mỗi tháng, ông bỏ tiền túi mua thêm vài đầu sách mới. “Tự tôi chọn sách và chỉ mua sách của những nhà xuất bản uy tín. Tôi cũng nhờ cháu ngoại lên mạng xem sách nào đang có lỗi để không mua về. Sách là tri thức, tri thức mà sai thì nguy hiểm lắm nên tôi phải cẩn thận”, ông Tình nói.

Sau một thời gian, tiếng lành đồn xa, nhiều nhà hảo tâm nhận thấy ý nghĩa của tủ sách đã tìm đến tặng sách. Hiện tủ sách của ông Tình đã có trên 1.400 quyển, gồm các loại truyện tranh cho trẻ em, sách văn học thì có từ Tuyển tập Thạch Lam đến những cuốn sách kinh điển như Thép đã tôi thế đấy, Thủy hử…; về lịch sử, danh nhân thì có nhiều cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp hay Đại Việt sử ký toàn thư…

Ông Tình nói ông đang cất công tìm mua quyển Sơ lược đường phố Hải Phòng để bổ sung vào tủ sách. Đây là cuốn sách hiếm, mới in một lần vào năm 1993.

Theo ông Tình, không chỉ có trẻ nhỏ mà người già và nhiều thanh niên cũng đến đọc sách hoặc mượn sách về nhà đọc. Khách mượn sách đông nhất là vào dịp nghỉ hè. Khi đó, mỗi ngày có thể có 20 - 30 người đến đọc hoặc mượn sách. Ông Tình thường dậy sớm và thức đến 23 giờ để ai cần sách đến cũng mượn được. Đáng quý hơn là 7 năm qua, ông chưa mất quyển sách nào.

“Tôi ước mỗi khu dân cư có 1 tủ sách”

Mới đây, do tủ sách tại nhà đã đầy, ông Tình mở thêm một “chi nhánh” mới ở nhà một người cao tuổi và yêu sách là bà Đàm Thị Thân (số nhà 14, khu B3, cùng P.Trại Chuối). “Tôi chuyển 300 quyển sách ra đấy để ai ở xa nhà tôi qua xem cho dễ. Ước mơ của tôi là mỗi khu dân cư trong phường đều có 1 tủ sách như thế”, ông Tình nói.

Tình cờ gặp chúng tôi khi đến mượn sách, em Nguyễn Đức Luân, học sinh lớp 11 (Trường THPT Hồng Bàng, quận Hồng Bàng) cho biết: “Em đọc sách ở nhà ông Tình đã 3 năm rồi. Tủ sách của ông có nhiều loại sách bổ ích và lý thú. Trước đây, mỗi dịp nghỉ hè, chúng em thường đi chơi điện tử, nhiều bạn ham quá, “cắm” cả xe đạp để chơi. Từ khi đến với tủ sách miễn phí của ông Tình, nhiều bạn đã cai được điện tử rồi. Thật hiếm thấy ai yêu sách, nặng lòng với sách và nhiệt tình sẻ chia với cộng đồng như ông Tình”.

Nhận xét về tủ sách của ông Tình, ông Vũ Xuân Hiếu, Trưởng phòng Văn hóa - Thể thao Q.Hồng Bàng cho rằng: “Tủ sách miễn phí của ông Tình là một mô hình rất hay và cần được nhân rộng. Để duy trì trong thời gian dài và các tủ sách phát huy được tác dụng rất cần những người tâm huyết, nhiệt tình hết lòng vì xã hội như ông Tình”.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.