Từ năm 2025, Cảnh sát Nhật Bản sẽ thí điểm đeo camera ghi hình khi làm nhiệm vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho biết, từ năm 2025, các sĩ quan cảnh sát thuộc đơn vị giao thông và giữ gìn trật tự ở một số tỉnh sẽ đeo camera ghi hình khi làm nhiệm vụ.

Việc làm này giúp thẩm vấn và giám sát các trường hợp vi phạm giao thông hoặc gây rối nơi công cộng sẽ được ghi hình ngay tại chỗ.

tu-nam-2025-canh-sat-nhat-ban-se-thi-diem-deo-camera-ghi-hinh-khi-lam-nhiem-vu-anh-jiji.jpg
Từ năm 2025, Cảnh sát Nhật Bản sẽ thí điểm đeo camera ghi hình khi làm nhiệm vụ. Ảnh JIJI

Cảnh sát sẽ phải bật camera ngay khi rời sở để ra ngoài làm nhiệm vụ và duy trì camera bật cho đến khi kết thúc ca làm việc. Sau đó, sở cảnh sát địa phương sẽ lưu trữ tạm thời các đoạn video này trong thời gian 3 tháng. Những chiếc camera chỉ bằng một tấm danh thiếp và được thiết kế nhỏ gọn để có thể đeo trên ngực.

Cơ quan chức năng cho biết, đây là một phần trong chương trình thí điểm, giúp lưu trữ hồ sơ minh bạch và khách quan về các cuộc trao đổi giữa người thi hành công vụ và người dân, đồng thời nhằm xác định xem cảnh sát có thực hiện nhiệm vụ một cách đúng mực hay không trong trường hợp phát sinh khiếu nại.

Sau thời gian thí điểm, Cảnh sát Nhật Bản sẽ xem xét kết quả, đồng thời khắc phục những khuyết điểm để hướng tới mục tiêu triển khai những sáng kiến tương tự trên phạm vi toàn quốc.

Trước Nhật Bản, camera đeo trên người được lực lượng thực thi pháp luật của nhiều nước sử dụng để ghi lại các tương tác với công chúng hoặc thu thập bằng chứng video tại hiện trường. Anh là một trong những nước có kế hoạch ứng dụng toàn quốc thiết bị này sớm nhất vào năm 2005.

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.