Từ lão nông 'mê' đất trở thành tỉ phú sầu riêng trái vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau hơn 30 năm lập nghiệp ở vùng đất Ea Bar (H.Sông Hinh, Phú Yên), vợ chồng ông Lâm có 36 ha cao su đang khai thác, 30 ha keo, 20 ha sầu riêng…

"Người phụ đất chứ đất bao giờ phụ người! Nếu mình cùng ăn, cùng ở, bám đất thì đất sẽ trả công cho mình thỏa đáng", lão nông Cao Nguyên Lâm (68 tuổi) nói đầy mãn nguyện khi kể về thành quả của vợ chồng ông ở vùng đất Ea Bar (H.Sông Hinh, Phú Yên).

Ông Cao Nguyên Lâm. Ảnh: ĐỨC HUY

Ông Cao Nguyên Lâm. Ảnh: ĐỨC HUY

Từng có cuộc sống khá đầy đủ, sung túc tại TT.Hai Riêng (H.Sông Hinh), thế nhưng ông Lâm cùng vợ là bà Nguyễn Thị Yến lại từ bỏ cuộc sống phố thị để bắt đầu một cuộc sống mới ở vùng đất heo hút, "khỉ ho cò gáy" của núi rừng ở xã Ea Bar.

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng ông Lâm đã gầy dựng cả một cơ ngơi đáng mơ ước nhờ tình yêu mãnh liệt đối với mảnh đất núi này. Sau hơn 30 năm lập nghiệp, vợ chồng ông có 36 ha cao su đang khai thác, 30 ha keo, 20 ha sầu riêng…

Chọn rừng bỏ phố

Những ngày đầu tháng 10, vùng chuyên canh sầu riêng ở H.Sông Hinh vào vụ thu hoạch. Vườn sầu riêng của gia đình ông Lâm cũng bắt đầu chín nên tư thương đến xem vườn. Đón khách bằng nụ cười tươi, ông Lâm rót trà rồi bổ sầu riêng đãi khách.

Bà Nguyễn Thị Yến luôn cười thật tươi khi kể về những ngày đầu theo chồng lập nghiệp. Ảnh: ĐỨC HUY

Bà Nguyễn Thị Yến luôn cười thật tươi khi kể về những ngày đầu theo chồng lập nghiệp. Ảnh: ĐỨC HUY

Chúng tôi ăn thử múi sầu riêng ngọt béo và thơm phức nhưng phải nghe vợ chồng ông trò chuyện mới cảm nhận được hết vị ngọt do đất trả ơn người.

Tóc ông Lâm bạc trắng theo phong sương của núi rừng nhưng trên khuôn mặt luôn điềm tĩnh, nhẹ nhàng và phúc hậu. Còn vợ ông, bà Yến, vẫn giữ được nét đẹp tươi tắn, nhẹ nhàng của cô gái La Hai (H.Đồng Xuân, Phú Yên) mà người xưa có câu "nhất gái La Hai, nhì trai Phường Lụa" hay "nhất gái La Hai, nhì trai Đồng Cọ".

Hai vợ chồng ông Lâm đều sinh ra và lớn lên tại H.Đồng Xuân (Phú Yên) nhưng lại lập nghiệp xa nhà. Năm 1989, vợ chồng ông cùng 3 con nhỏ dắt díu nhau lên TT.Hai Riêng (H.Sông Hinh) tìm kế sinh nhai. Tại đây, vợ chồng ông làm đủ nghề, từ đi đãi vàng, buôn bán, mở nhà máy nước đá…

Từ năm 1998, ông Lâm bắt đầu suy tính tìm hướng đi mới. Vốn là người ưa thích tìm tòi, học hỏi cái mới, ông lân la đi tìm kiếm những mảnh đất màu mỡ, giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp. Lang thang tìm kiếm, nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu tại các vùng đất khác nhau của huyện miền núi Sông Hinh, cuối cùng ông Lâm quyết định dừng chân tại buôn Quen (xã Ea Bar, H.Sông Hinh). Vợ chồng ông Lâm dồn hết tài sản sau gần 10 năm tích cóp mua hơn chục ha đất tại buôn này để trồng cây cà phê.

Vườn sầu riêng của vợ chồng ông Lâm. Ảnh: ĐỨC HUY

Vườn sầu riêng của vợ chồng ông Lâm. Ảnh: ĐỨC HUY

Đặt chân đến vùng đất mới, vợ chồng ông tự tay dựng lên ngôi nhà gỗ nhỏ, mua thêm 150 con bò sinh sản để "lấy ngắn nuôi dài". Thời điểm này, dân cư tại buôn Quen còn thưa thớt, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa.

Ngôi nhà của gia đình ông cũng nằm biệt lập hoàn toàn với bên ngoài; không đường, không điện, không người thân, chòm xóm, chỉ có muỗi, vắt và thú rừng làm bạn. Gần như ngày nào vợ chồng ông cũng thức giấc từ tờ mờ sáng, làm việc quần quật đến khi mặt trời mất dạng.

"Từ vườn cà phê đến điểm thu mua hơn 5 km đường mòn nhỏ xuyên rừng, cây cối rậm rạm. Có khi hai vợ chồng làm rẫy từ mờ sáng đến 21 giờ tối mới về nhà", bà Yến cười tươi, kể lại những ngày đầu lập nghiệp đầy khó khăn.

Tỉ phú sầu riêng trái vụ

Năm 2001, cà phê rớt giá, gia đình ông Lâm lại chuyển toàn bộ diện tích trồng cà phê sang trồng cao su. Thời điểm này, cao su được xem là "vàng trắng" của vùng đất Sông Hinh. Có những thời điểm, giá cao su lên đến hàng trăm nghìn đồng/kg. Với hơn 10 ha cao su, mỗi ngày vợ chồng ông thu về gần chục triệu đồng tiền bán mủ cao su.

Ông Lâm bên cây sầu riêng trĩu quả. Ảnh: ĐỨC HUY

Ông Lâm bên cây sầu riêng trĩu quả. Ảnh: ĐỨC HUY

Sau gần chục năm, cao su mất giá, ông Lâm quyết định chuyển đổi gần 7 ha trồng cao su sang trồng sầu riêng. Ông Lâm cho biết, ông đã trực tiếp đi tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sầu riêng ở nhiều nơi, từ vùng Tây nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long… Ông nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất Ea Bar rất phù hợp cho cây sầu riêng phát triển.

"Vườn của tôi chủ yếu là giống sầu riêng Dona khá nổi tiếng và có giá trị cao. Sau 4 năm, vườn sầu riêng của gia đình bắt đầu thu trái bói; đến năm thứ 5 thì thu sầu riêng thương phẩm. Mỗi năm, vườn sầu riêng cho gia đình tôi nguồn thu trên 3 tỉ đồng", ông Lâm vui vẻ nói.

Thừa thắng xông lên, ông Lâm tiếp tục trồng thêm hơn 10 ha sầu riêng, chủ yếu là sầu riêng Dona và Musang King. Hiện vườn sầu riêng Musang King của gia đình ông Lâm bắt đầu cho trái bói, hứa hẹn sang năm sẽ có thu nhập.

Ông Lâm đưa lãnh đạo H.Sông Hinh tham quan vườn sầu riêng sắp thu hoạch. Ảnh: ĐỨC HUY

Ông Lâm đưa lãnh đạo H.Sông Hinh tham quan vườn sầu riêng sắp thu hoạch. Ảnh: ĐỨC HUY

"Trong khi các vựa sầu riêng lớn ở Tây nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch hết vụ thì sầu riêng Phú Yên mới vào mùa. Đây cũng là lý do vì sao giá sầu riêng tại Phú Yên thường cao hơn so với các khu vực khác. Người trồng sầu riêng của Phú Yên cũng vì thế mà không lo bị tư thương làm giá, ép giá như nhiều nơi khác", ông Lâm cho biết thêm.

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND H.Sông Hinh: Ông Cao Nguyên Lâm là một lão nông có niềm đam mê và cống hiến rất lớn đối với phát triển nông nghiệp của H.Sông Hinh. Ông là một trong những điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, đã vinh dự được Bộ NN-PTNT tặng danh hiệu Nông dân có thành tích sản xuất kinh doanh giỏi".

Có thể bạn quan tâm

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Thượng tá Đậu Văn Huy chỉ huy thực tập phương án chữa cháy tại trụ sở liên cơ quan tỉnh. Ảnh: H.S

Thượng tá Đậu Văn Huy: Cứu người bằng cái tâm

(GLO)- Với hơn 24 năm công tác, Thượng tá Đậu Văn Huy-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) đã tham gia, chỉ đạo thực hiện thành công hàng chục cuộc chữa cháy, cứu nạn và thực tập phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH).

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Nhu cầu làm đẹp là chính đáng nhưng phải chọn bác sĩ, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp một cách thận trọng, tỉnh táo. Đã có nhiều sự cố y khoa từ những ca phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở hành nghề “chui”, dưới tay bác sĩ “chui” khiến người thì bỏ mạng, người thì tiền mất tật mang.